Sông Amazon nằm ở châu lục nào và có gì đặc biệt? Giải đáp ngay
Sông Amazon luôn là cái tên gợi lên sự kỳ bí và hoang dã với hệ sinh thái phong phú bậc nhất thế giới. Đây không chỉ là con sông lớn thứ hai về chiều dài mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng khí hậu toàn cầu. Vậy bạn có biết sông Amazon nằm ở châu lục nào? Tìm hiểu ngay!
Sông Amazon nằm ở châu nào?
- Sông Amazon nằm ở châu lục nào?
- Lịch sử hình thành của sông Amazon
- Đặc điểm của sông Amazon
- Chiều dài
- Chiều rộng
- Độ sâu
- Lưu vực
- Lưu lượng nước
- Dòng chảy
- Các nhánh sông
- Vì sao không ai bắc cầu qua sông Amazon?
- Sông Amazon có gì đáng sợ đến thế?
- Các loài sinh vật nguy hiểm
- Lượng phù sa lớn
- Dư thừa vi sinh vật
Sông Amazon nằm ở châu lục nào?
Amazon là tên gọi của một con sông lớn ở châu Mỹ, cụ thể là Nam Mỹ.
Con sông này bắt nguồn từ dãy Andes ở Peru và chảy ra lãnh thổ của 9 quốc gia, bao gồm: Peru, Bolivia, Colombia, Venezuela, Ecuador, Guyana, Suriname, Brazil và French Guiana. Điểm kết thúc là nơi nó đổ ra Đại Tây Dương.
Sông Amazon ở Nam Mỹ
Chiều dài sông Amazon là khoảng 6.992km, là con sông dài nhất thế giới nếu xét theo chiều dài sông chính.
Sông cũng có lưu vực rộng (khoảng 7 triệu km2) và lưu lượng nước nhiều nhất trên thế giới. Lưu vực sông chiếm khoảng 40% tổng diện tích đại lục Nam Mỹ.
Lịch sử hình thành của sông Amazon
Vậy là bạn đã nắm rõ sông Amazon nằm ở châu lục nào. Nhưng bạn có biết con sông này có lịch sử hình thành đầy thú vị ra sao?
Sông Amazon được nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Francisco de Orellana phát hiện vào năm 1542, ban đầu mang tên Riomar.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Liverpool, Đại học Amsterdam và công ty dầu mỏ Petrobras, sông Amazon có niên đại khoảng 11 triệu năm, nhưng chỉ đạt hình dạng hiện tại từ khoảng 2,4 triệu năm trước.
Lịch sử hình thành con sông Amazon
Phát hiện này được xác lập nhờ việc khoan hai lỗ sâu tại cửa sông để thu thập các mẫu trầm tích quý giá, cung cấp dữ liệu quan trọng về khí hậu, địa chất cổ đại cũng như sự tiến hóa sinh học khu vực Amazon.
Dù là con sông lớn và nổi tiếng toàn cầu, Amazon vẫn được coi là khá "trẻ" so với những con sông lâu đời khác như sông Nile hay sông New.
Đặc điểm của sông Amazon
Sông Amazon không chỉ nổi bật với chiều dài ấn tượng mà còn sở hữu nhiều đặc điểm tự nhiên độc đáo, khiến nó trở thành một trong những con sông đặc biệt nhất hành tinh.
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các thông số địa lý và thủy văn của con sông hùng vĩ này.
Chiều dài
Sông Amazon có chiều dài ấn tượng
Như đã nói ở trên, sông Amazon được ghi nhận với tổng chiều dài khoảng 6.992 km, chỉ xếp ngang hoặc thậm chí vượt sông Nile tùy theo cách đo đạc.
Dù cách tính chiều dài vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi nhưng đây vẫn là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới.
Chiều rộng
Ở những đoạn sông lớn nhất, sông Amazon có thể rộng tới 11 km (6,8 dặm) trong mùa khô. Khi mùa mưa đến, con số này có thể tăng gấp nhiều lần, đạt tới 40 km (24,8 dặm) hoặc hơn, tạo thành một dải nước mênh mông như biển hồ.
Độ sâu
Sông Amazon có độ sâu thay đổi theo mùa. Sông sâu khoảng 25 - 30m vào mùa khô nhưng có thể lên tới 60m vào mùa mưa.
Độ sâu của sông Amazon
Lưu vực
Lưu vực sông Amazon là lưu vực lớn nhất thế giới, bao phủ diện tích khoảng 7 triệu km², trải dài qua nhiều quốc gia Nam Mỹ và bao gồm các khu vực sau:
-
Rừng rậm nhiệt đới Amazon
-
Rừng ôn đới
-
Đồng cỏ savanna
-
Các khu vực nông nghiệp
Lưu lượng nước
Với lưu lượng trung bình 209.000 m³/s, sông Amazon xả ra Đại Tây Dương một lượng nước khổng lồ, chiếm khoảng 20% tổng lượng nước ngọt đổ ra biển trên toàn cầu.
Dòng chảy
Sông Amazon có dòng chảy mạnh mẽ, quanh năm dồi dào nước do nhận nguồn nước từ hàng ngàn phụ lưu lớn nhỏ. Tuy nhiên, dòng chảy khá chậm, chỉ khoảng 2 - 3 km/h do sông chảy qua một khu vực có địa hình bằng phẳng.
Đặc biệt vào mùa mưa, dòng chảy càng trở nên mạnh mẽ hơn, cuốn theo phù sa bồi đắp cho đồng bằng rộng lớn.
Dòng chảy sông Amazon
Các nhánh sông
Sông Amazon có hơn 1.100 nhánh sông, trong đó khoảng 17 nhánh có chiều dài vượt 1.500 km.
Một số nhánh lớn nổi bật có thể kể đến như sông Madeira, sông Negro, sông Purus, sông Tapajós và sông Javari, góp phần làm giàu nguồn nước và hệ sinh thái nơi đây.
Vì sao không ai bắc cầu qua sông Amazon?
Sông Amazon dài như vậy nhưng bạn sẽ phải bất ngờ khi biết rằng không có một cây nào được bắc qua đây.
Nguyên nhân là bởi nó có khoảng 15.000 phụ lưu. Nước từ các phụ lưu tiếp tục bơm vào sông Amazon và thậm chí mang theo rất nhiều phù sa. Khi phù sa cuốn theo lũ sẽ khiến sông mất kiểm soát, chiều rộng sông mở và mực nước dâng cao.
Khó khăn để xây cầu qua sông Amazon
Hơn nữa, hai bên bờ sông có rất ít người sinh sống, môi trường tương đối thô sơ. Chưa kể việc đi lại của người dân phụ thuộc nhiều hơn vào tàu bè nên việc xây cầu không có nhiều tác dụng.
Lưu vực sông được bao phủ dày đặc bởi các nhánh sông nhỏ nên việc xây một cây cầu cũng có giải quyết được vấn đề đi lại.
Bên cạnh đó, việc sông thường xuyên chuyển dòng và lũ lụt cũng gây khó khăn cho việc xây dựng cầu. Một khi dòng sông bị chuyển hướng thì cây cầu không còn tác dụng gì nữa.
Sông Amazon có gì đáng sợ đến thế?
Sông Amazon nằm ở châu lục nào? Không chỉ nổi tiếng bởi sự hùng vĩ và quy mô khổng lồ, sông Amazon ở Nam Mỹ còn ẩn chứa những mối nguy hiểm đáng sợ mà ít nơi nào trên thế giới có thể so sánh.
Các loài sinh vật nguy hiểm
Hệ sinh thái phong phú của sông Amazon là nơi cư trú của vô số loài động vật nguy hiểm. Trong số đó, cá piranha được biết đến với bản năng săn mồi theo bầy và hàm răng sắc như dao cạo, có thể xé nát con mồi chỉ trong vài phút.
Cá Piranha khét tiếng sông Amazon
Bên cạnh đó, cá điện Amazon có khả năng phóng điện mạnh tới 600 volt, gây nguy hiểm cho cả người và động vật.
Ngoài ra, rắn anaconda khổng lồ, cá đuối nước ngọt hay cá hổ cũng là những loài săn mồi khét tiếng góp phần khiến sông Amazon trở nên rùng rợn.
Lượng phù sa lớn
Amazon vận chuyển lượng phù sa khổng lồ, tuy mang lại sự màu mỡ cho vùng hạ lưu, nhưng cũng khiến dòng nước trở nên đục ngầu, hạn chế tầm nhìn dưới nước.
Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc di chuyển, thám hiểm mà còn làm gia tăng nguy cơ gặp phải các loài sinh vật nguy hiểm mà không kịp nhận biết.
Dư thừa vi sinh vật
Nguy hiểm tiềm ẩn ở sông Amazon
Với môi trường nước ấm, giàu phù sa và chất dinh dưỡng, sông Amazon là "thiên đường" cho các loại vi khuẩn, ký sinh trùng và vi sinh vật sinh sôi mạnh mẽ.
Việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm, bệnh về da, tiêu hóa, thậm chí là các bệnh nguy hiểm nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Đọc thêm: Sông ngòi ở Đông Nam Á có đặc điểm gì?
Tạm kết
Sông Amazon nằm ở châu lục nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi khám phá các con sông lớn trên thế giới. Thuộc khu vực Nam Mỹ, sông Amazon không chỉ nổi bật với chiều dài và lưu lượng nước khổng lồ, mà còn được biết đến là vùng đất hoang dã chứa đựng nhiều nguy hiểm từ sinh vật, phù sa và vi sinh vật.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Bài viết liên quan

0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *