Ô nhiễm không khí trong nhà: 9 nguồn gây ô nhiễm bạn không ngờ đến
Nhiều người nghĩ rằng chỉ có môi trường bên ngoài mới bị ô nhiễm, nhưng thực tế, ô nhiễm không khí trong nhà cũng nguy hiểm không kém. Bụi mịn, vi khuẩn, mùi ẩm mốc hay khói bếp… đều có thể âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn. Vậy làm sao để nhận biết và cải thiện chất lượng không khí trong nhà?
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà
Ô nhiễm không khí trong nhà là gì?
Không khí trong nhà bị ô nhiễm là hiện tượng không khí trong nhà có chứa những chất hóa học, chất kích thích, bụi mịn, tác nhân gây dị ứng, hóa chất có thể gây ung thư,... với hàm lượng đáng kể.
Ủy ban Tài nguyên Hàng không California cho biết ô nhiễm tích tụ trong nhà với tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đây, khiến mức độ ô nhiễm cao hơn bên ngoài.
Theo một số nghiên cứu, mức độ này có thể cao hơn khoảng 25 - 60% do các ngôi nhà và tòa nhà mới có cấu trúc chặt chẽ hơn và những hạt độc hại không thể tự do thoát ra.
Hình ảnh ô nhiễm không khí trong nhà
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà
Dưới đây là 9 nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến có thể khiến bạn bất ngờ. Tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Sơn tường
Các loại sơn và dụng cụ tẩy sơn chứa chì và có khả năng thải ra khí độc hại.
Việc tiếp xúc với chì trong một thời gian dài có thể gây ra ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe như gây ra rối loạn tâm lý, tăng nguy cơ mắc hen suyễn, thậm chí dẫn tới ung thư.
Thảm trong nhà
Có thể bạn không nghĩ tới những thảm trải sàn hay thảm chùi chân là nơi trú ngụ của nhiều loài vi sinh vật như mạt bụi nhà hay ve – đây là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn.
Thảm có thể là nguồn ô nhiễm không khí trong nhà
Không những vậy, thảm thường được làm bằng các chất liệu nhân tạo và chứa những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) như formaldehyde, toluen và benzen. Đây là các chất có thể gây ra ung thư.
Nấm mốc
Khi gặp điều kiện thời tiết ẩm ướt, các bào tử của nấm mốc chính là nguyên nhân khiến không khí trong nhà bị ô nhiễm.
Nó có thể phát triển trên các bề mặt như kệ bếp, thảm, tường, quần áo để lâu ngày,... Việc hít phải các bào từ này có thể kích thích cơn ho, dẫn tới các bệnh dị ứng ở trẻ em và những người nhạy cảm.
Khói thuốc lá
Khói thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe mọi người
Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bản thân và gia đình do chứa nicotin gây ung thư mà còn là tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà.
Khói thuốc có thể bám vào quần áo của người hút thuốc và những người xung quanh, sau đó hòa vào không khí trong nhà và bám vào các vật dụng như rèm cửa, sofa, thảm,...
Hóa chất tẩy rửa
Vì sao không khí trong nhà cũng bị ô nhiễm? Đa phần những chất tẩy rửa có chứa các hợp chất dễ bay hơi như aerosol, gây ra các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp.
Đặc biệt, các sản phẩm có chứa thành phần clo và amoniac có thể gây khó chịu cho trẻ em mắc hen suyễn, thậm chí gây tử vong nếu hít phải quá nhiều.
Nến, sáp thơm
Sử dụng nến thơm trong nhà có thể gây ô nhiễm
Vì sao không khí trong nhà cũng bị ô nhiễm? Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc sử dụng các sản phẩm sáp, nến thơm xịt phòng...
Các sản phẩm này hầu hết đều chứa glycol ether gốc ethylene, gây ra những vấn đề liên quan đến máu và thần kinh.
Ngoài ra còn có phthalates – một hợp chất gây rối loạn nội tiết ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng tới sự tiết hormone trong cơ thể và phát triển.
Thú cưng
Vì sao không khí trong nhà cũng bị ô nhiễm? Lông, phấn và động vật ký sinh trên cơ thể các vật nuôi như mèo, chó, chim và những loài bò sát có thể gây dị ứng ở nhiều người.
Bởi vậy, hãy hạn chế để các loài thú cưng chơi đùa trong nhà bếp, phòng khách, đặc biệt là phòng ngủ để bảo vệ sức khỏe.
Cẩn thận khi nuôi thú cưng trong nhà
Khí Radon
Radon (Rn) là một loại khí được hình thành khi uranium phân hủy tự nhiên trong đất, nước hoặc đá.
Nó có thể thâm nhập vào nhà thông qua những vết nứt trên sàn hoặc các điểm nối trên tường, khoảng trống xung quanh đường ống, lỗ nhỏ trong những bức tường khối rỗng hoặc cống rãnh.
Đây là một loại khí nguy hiểm chỉ đứng sau hút thuốc trong việc gây ra ung thư phổi.
Quần áo sau khi giặt khô
Việc giặt khô thường sử dụng chất perchloroethylene – một chất có thể gây ung thư ở động vật.
Những người trong gia đình bạn có thể hút phải chất này khi bạn mang quần áo mới giặt khô vào nhà.
Chính vì thế, bạn nên phơi quần áo đã giặt một vài ngày trước khi mặc hoặc giặt bằng máy hoặc bằng tay.
Không nên mặc ngay quần áo sau khi giặt khô
Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí trong nhà
Ô nhiễm không khí trong nhà là mối nguy tiềm ẩn đối với sức khỏe nhưng lại thường bị xem nhẹ.
Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả giúp cải thiện chất lượng không khí trong không gian sống:
-
Thường xuyên mở cửa thông thoáng: Giúp lưu thông không khí, đẩy các chất ô nhiễm ra ngoài và mang không khí trong lành vào nhà.
-
Sử dụng máy lọc không khí: Thiết bị này có khả năng loại bỏ bụi mịn, vi khuẩn và các chất gây dị ứng trong không khí.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí trong nhà
-
Hạn chế sử dụng các sản phẩm hóa học: Chất tẩy rửa, sơn, nước xịt phòng... có thể phát tán các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi gây hại cho sức khỏe.
-
Trồng cây xanh trong nhà: Một số loại cây như lưỡi hổ, nha đam có khả năng lọc không khí tự nhiên, vừa làm đẹp không gian vừa cải thiện chất lượng không khí.
-
Vệ sinh nhà cửa định kỳ: Đây là một mẹo làm sạch bụi trong nhà bởi nó giúp loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc và các tác nhân gây ô nhiễm tích tụ lâu ngày.
Tạm kết
Ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, việc nhận thức và áp dụng các biện pháp cải thiện không khí là điều cần thiết. Chỉ với những thay đổi đơn giản như thông gió, sử dụng máy lọc không khí hay trồng cây xanh, bạn đã có thể tạo ra một môi trường sống trong lành và an toàn hơn cho cả gia đình.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *