thoitiet24h

Tại sao bức xạ UV cao hơn vào mùa hè? Hiểu đúng về tia cực tím

09/04/2025 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Vào mùa hè, chỉ số bức xạ UV thường tăng cao, khiến nguy cơ tổn thương da và các vấn đề sức khỏe khác cũng gia tăng. Vậy tại sao bức xạ UV cao hơn vào mùa hè? Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ cơ thể bằng cách che chắn, sử dụng kem chống nắng và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng gay gắt.

Hiểu đúng về tia UVHiểu đúng về tia UV

Tia UV có ở đâu trong môi trường?

Tia UV hay còn gọi là tia cực tím, là bức xạ điện từ do mặt trời sinh ra. Tia UV chiếm 10% tổng lượng ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất.

Nhiều người cho rằng tia UV chỉ có trong ánh nắng, tuy nhiên thực tế không phải vậy. 

Ngay cả khi trời có bóng râm hoặc khi bạn đang đứng ở nơi có bóng râm, bụi cây hoặc mái che thì tia UV vẫn có khả năng tác động đến làn da. Nó cũng có khả năng xuyên qua cửa kính và ảnh hưởng đến con người dù đang ở trong nhà.

Ngoài ra còn có tia UV nhân tạo trong các loại đèn như đèn huỳnh quang, đèn halogen,...

Tia UV có ở những đâu?

Tia UV có ở những đâu?

Tại sao bức xạ UV cao hơn vào mùa hè?

Mùa hè là thời điểm tia UV hoạt động mạnh mẽ nhất trong năng. Dưới đây là một số lý do giải thích cho hiện tượng này:

Độ cao của mặt trời

Bức xạ tia cực tím có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian trong ngày. Mặt trời càng đứng bóng thì bức xạ tia UV càng lớn.

Vì thế nên tia UV thường hoạt động mạnh nhất từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều, đặc biệt là những ngày cuối xuân, mùa hè và đầu mùa thu.

Độ che phủ của mây

Tại sao bức xạ UV cao hơn vào mùa hè? Đó là bởi bức xạ tia UV sẽ cao nhất khi trời quang đãng. 

Tuy nhiên, ngay cả khi trời nhiều mây thì bức xạ vẫn cao do sự tán xạ tia cực tím và ngay cả bóng râm cũng không thể làm giảm tác động của tia UV.

Lý do bức xạ UV mạnh hơn vào mùa hè

Lý do bức xạ UV mạnh hơn vào mùa hè

Vĩ độ

Càng gần xích đạo thì bức xạ tia UV càng cao và ngược lại. Bức xạ UV sẽ bị tăng lên ở các vĩ độ thấp (gần xích đạo).

Đặc biệt vào mùa hè, ánh sáng mặt trời sẽ xuyên qua bầu khí quyển thẳng hơn từ lúc giữa trưa đến xế chiều, khiến lượng bức xạ UV cao hơn.

Vậy mấy giờ hết tia UV? Trên thực tế, tia cực tím sẽ bị yếu đi khi Mặt Trời lặn nhưng không hết hoàn toàn. Do đó, bạn vẫn nên bảo vệ da để tránh các vấn đề như cháy nắng, lão hóa hay tổn thương.

Tác hại của tia UV

Tia UV mang đến một số lợi ích nhất định như hỗ trợ tổng hợp vitamin D, nhưng nếu tiếp xúc quá mức, chúng có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Dưới đây là những ảnh hưởng của tia UV mà bạn cần lưu ý:

Gây cháy, rám nắng da

Tia UV có thể gây sạm da

Tia UV có thể gây sạm da

Khi tiếp xúc trực tiếp với tia UV trong thời gian dài, da có thể bị cháy nắng, đỏ rát và đau nhức. 

Hiện tượng rám nắng cũng xuất hiện khi da sản sinh melanin để tự bảo vệ. Tuy nhiên, việc rám nắng quá mức sẽ khiến da sạm màu và dễ bị tổn thương.

Gây lão hóa da

Tia UV, đặc biệt là tia UVA, có khả năng xuyên sâu vào lớp hạ bì của da, phá hủy collagen và elastin. Điều này dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn, da chảy xệ và đốm nâu. 

Nếu không bảo vệ da đúng cách, quá trình lão hóa có thể diễn ra nhanh hơn bình thường.

Gây ung thư da

Một trong những tác hại nguy hiểm nhất của tia UV là làm tăng nguy cơ mắc ung thư da. Việc DNA trong tế bào da bị tổn thương do bức xạ UV có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của tế bào. 

Các dạng ung thư da phổ biến liên quan đến tia UV bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy, biểu mô tế bào vảy và u hắc tố ác tính.

Ảnh hưởng đến thị lực

Nên đeo kính râm để bảo vệ mắt

Nên đeo kính râm để bảo vệ mắt

Tia UV cũng tác động tiêu cực đến mắt, đặc biệt là giác mạc và thủy tinh thể. Tiếp xúc lâu dài với tia UV có thể gây ra các bệnh như viêm giác mạc, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. 

Những tổn thương này không chỉ gây đau đớn mà còn làm suy giảm thị lực theo thời gian.

Suy giảm hệ miễn dịch

Ngoài các tác động trực tiếp đến da và mắt, tia UV còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy tiếp xúc nhiều với tia UV có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. 

Điều này cũng khiến quá trình phục hồi sau tổn thương da diễn ra chậm hơn.

Đọc thêm: Chỉ số UV bao nhiêu thì có hại cho da?

Những đối tượng dễ bị tổn thương khi tiếp xúc tia UV

Những người trẻ tuổi, đặc biệt trẻ nhỏ, là những đối tượng dễ bị tổn thương do tiếp xúc với tia UV.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy có khoảng 50% người bị phơi nhiễm trọn đời với tia cực tím trước 18 tuổi. 

Người dưới 18 tuổi dễ bị tổn thương do tia UV

Người dưới 18 tuổi dễ bị tổn thương do tia UV

Nguyên nhân có thể là do đối tượng này thường dành nhiều thời gian ở ngoài trời hơn so với những người lớn tuổi.

Ngoài ra, những người trẻ tuổi thường chưa hiểu rõ những tác động của tia UV đối với sức khỏe nên chưa chú trọng đến việc bảo vệ làn da, đeo kính râm hay đội mũ khi ra ngoài trời nắng.

Những biện pháp bảo vệ chống tia UV

Tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, việc chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ là điều vô cùng cần thiết để giảm thiểu tác hại:

  • Kiểm tra chỉ số UV hàng ngày: Truy cập ThoiTiet24h.vn để cập nhật chỉ số UV theo giờ tại khu vực bạn đang sống.

  • Sử dụng kem chống nắng: Chọn loại kem có chỉ số SPF từ 30 trở lên và thoa lại sau mỗi 2 tiếng.

Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài

Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài

  • Mặc quần áo bảo hộ: Ưu tiên trang phục dài tay, đội mũ rộng vành và đeo kính râm chống UV.

  • Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm: Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng từ 10h sáng đến 4h chiều.

  • Tìm bóng râm: Luôn chọn những nơi có bóng râm khi hoạt động ngoài trời.

  • Bổ sung dinh dưỡng: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để tăng cường khả năng bảo vệ da.

Tạm kết

Hiểu rõ nguyên nhân tại sao bức xạ UV cao hơn vào mùa hè sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe. Đừng quên kiểm tra chỉ số UV mỗi ngày tại ThoiTiet24h, che chắn cẩn thận và sử dụng kem chống nắng để hạn chế tối đa tác hại từ tia cực tím. Bảo vệ bản thân ngay hôm nay để tận hưởng mùa hè an toàn hơn!

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Tia UVA có bước sóng bao nhiêu?
Tia UVA có bước sóng từ 380 - 315 nm và còn được gọi là sóng dài hay ánh sáng đen.
Chỉ số UV bao nhiêu là an toàn?
Chỉ số UV từ 0 đến 2 là mức an toàn, bạn có thể tiếp xúc trực tiếp dưới nắng mà không bị bỏng da.
Tia UV mạnh nhất nào?
Tia cực tím hoạt động mạnh nhất vào giữa ngày, khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow