Vì sao cháy rừng ở Việt Nam ngày càng gia tăng? Vấn đề đáng báo động
Cháy rừng ở Việt Nam không chỉ là hiện tượng thời tiết cực đoan mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, đa dạng sinh học và sinh kế của hàng triệu người. Mỗi năm, hàng trăm vụ cháy xảy ra, thiêu rụi hàng nghìn hecta rừng tự nhiên và rừng trồng, để lại hậu quả nặng nề về kinh tế và sinh thái. Trước tình hình đó, chúng ta cần nhận thức rõ ràng trách nghiệm bảo vệ rừng.
Thực trạng cháy rừng ở Việt Nam
Thực trạng cháy rừng ở Việt Nam
Rừng là tài nguyên quý giá, đóng góp giá trị to lớn vào nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan làm diện tích rừng bị giảm sút.
Theo nghiên cứu của Viện điều tra và quy hoạch rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích rừng trên toàn lãnh thổ nước ta có nhiều biến động trong hơn 7 thập kỷ qua:
Thời gian |
Tổng diện tích rừng |
Tỷ lệ che phủ |
1945 |
14.3 triệu ha |
43.8% |
1976 |
11.6 triệu ha |
33.8% |
1976-1995 |
9.3 triệu ha |
28.2% |
2016 |
14.3 triệu ha |
41.19% |
2018 |
14.5 triệu ha |
41.65% |
2024 |
14.8 triệu ha |
42.03% |
Việt Nam cũng đã cố gắng phục hồi, gia tăng diện tích trồng rừng song hiệu quả vẫn còn khá chậm do điều kiện thời tiết khắc nghiệt (cháy rừng), nạn chặt phá rừng,...
Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ cháy rừng xảy ra liên tiếp, thiêu rụi hàng trăm ha rừng tự nhiên và rừng trồng, đe dọa tính mạng con người.
Theo Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), số vụ cháy rừng được ghi nhận trong 3 tháng đầu năm 2025 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2024.
Hiện nay, nước ta có hơn 100 khu vực nằm trong vùng nguy cơ cháy rừng cao:
-
119 khu vực thuộc Bắc bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có nguy cơ cháy rừng cấp 4, cấp nguy hiểm.
-
30 khu vực có nguy cơ cháy rừng cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm tập trung ở Gia Lai, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau.
Vì sao cháy rừng ở Việt Nam ngày càng gia tăng
Nguyên nhân cháy rừng ở Việt Nam không chỉ đơn thuần là do điều kiện thời tiết cực đoan mà còn bởi ý thức từ các hành vi bất cẩn của con người trong điều kiện gió mạnh, độ ẩm thấp khiến thảm thực vật dễ bén lửa.
Nguyên nhân tự nhiên
Cháy rừng do tự nhiên thường bắt nguồn từ các yếu tố thời tiết và điều kiện khí tượng. Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và gió mạnh là những yếu tố then chốt làm tăng nguy cơ phát sinh và lan rộng các đám cháy.
Địa hình cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng lan truyền của lửa.
Địa hình có thể cản trở hoặc điều hướng luồng gió, tạo ra các tiểu khí hậu riêng biệt như vùng hay mưa hoặc khu vực khô hạn, đồng thời tác động đến khả năng bay hơi và lan rộng của vật liệu cháy.
Địa hình tác động đến sự hình thành cháy rừng
Loại rừng và thực bì quyết định lượng và tính chất vật liệu dễ cháy. Những đặc điểm này ảnh hưởng đến mức độ dễ bắt lửa và mức độ nguy hiểm của đám cháy khi xảy ra.
Ngoài ra, các hiện tượng tự nhiên như sét đánh cũng có thể khởi phát cháy rừng.
Một số khu vực còn tiềm ẩn nguy cơ cháy do đầu đạn, thuốc nổ còn sót lại sau chiến tranh, đặc biệt ở Tây Nguyên và miền Trung, khi gặp điều kiện khô hanh rất dễ phát nổ và gây cháy.
Nguyên nhân từ con người
Cháy rừng do con người gây ra thường bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất như đốt rừng làm nương rẫy, đốt than, đốt thực bì để tìm kim loại, hun khói lấy mật ong và nhiều hoạt động khác có khả năng làm bùng phát lửa.
Việc khai thác rừng không kiểm soát hoặc vô ý trong quá trình lao động cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến cháy rừng.
Ngoài ra, các hoạt động xã hội như trẻ em đốt lửa khi chăn trâu, việc thắp hương trong dịp tảo mộ, phong tục thả đèn của một số đồng bào dân tộc vào dịp lễ hội, hay các hoạt động dã ngoại và bắn đạn thật trong huấn luyện quân sự đều có thể vô tình làm phát sinh cháy rừng.
Đốt lửa khi đi tảo mộ làm cháy 6ha rừng
Xem thêm:
Hậu quả cháy rừng gây ra ở Việt Nam
Rừng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với đời sống con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Khi rừng bị cháy có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng như:
-
Diện tích rừng bị thu hẹp, làm giảm khả năng điều hòa khí hậu, cung cấp oxy cho con người và động vật.
-
Diện tích thảm thực vật suy giảm, không còn lớp bảo vệ bề mặt đất khiến cho đất dễ bị xói mòn, sa mạc hóa.
-
Con người cũng phải hứng chịu nhiều khó khăn hơn từ thiên tai như sạt lở đất, bão lũ…
-
Cháy rừng thiêu rụi hàng loạt cây cối, dược liệu có giá trị kinh tế lớn. Điều này khiến cho kinh tế địa phương sụt giảm, đời sống người dân không được đảm bảo.
-
Rừng là ngôi nhà chung của nhiều loài động thực vật. Khi rừng bị mất đi, chúng không còn nơi trú ẩn, ảnh hưởng sâu sắc đến sự cân bằng, ổn định của hệ sinh thái.
-
Cháy rừng trong một thời gian dài không thể dập tắt có thể làm thủng tầng ozon ở khu vực đó. Theo nghiên cứu, khói từ các đám cháy rừng có thể làm giảm 1% tầng ozone và cần 100 năm để hồi phục lại.
Khói từ các đám cháy rừng có thể làm thủng tầng ozon
Biện pháp ứng phó cháy rừng ở Việt Nam
Để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng, chúng ta cần nâng cao ý thức và trách nhiện thực hiện các biện pháp ứng phó với cháy rừng ở Việt Nam:
-
Chủ động theo dõi diễn biến thời tiết (tại ThoiTiet24h) về thời tiết, khí hậu.
-
Thường xuyên kiểm tra các khu vực rừng có nguy cơ cháy cao
-
Trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất của từng loại rừng như dao phát tạo đường băng cản lửa, vỉ dập lửa, máy thổi gió,...
-
Khi đốt nương, làm rẫy, dọn dẹp thực bì, người dân cần thực hiện các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng, tiến hành đốt cỏ khô lúc gió nhẹ.
-
Khi phát hiện cháy rừng phải báo ngay cho người dân xung quanh, lực lượng kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
-
Tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy rừng.
Nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy rừng
Tạm kết
Cháy rừng ở Việt Nam đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và đời sống người dân. Vì vậy, việc nâng cao ý thức cộng đồng, tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp phòng cháy chữa cháy hiệu quả là điều cấp thiết để bảo vệ rừng – nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
● Cháy mặt đất: Cháy âm ỉ dưới lớp đất, trong than bùn hoặc rễ cây.
● Cháy tầng thấp: Cháy lan trên mặt đất, qua lá khô, cỏ, bụi cây.
● Cháy tán cây: Cháy lan lên ngọn cây, rất mạnh và khó kiểm soát.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *