thoitiet24h

TOP 7 Hiện Tượng Thời Tiết Nguy Hiểm Kèm Dấu Hiệu Dự Báo

20/05/2025 - Lượt xem: 5
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Hiện tượng thời tiết nguy hiểm ngày càng xuất hiện với tần suất và cường độ gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người và tự nhiên. ThoiTiet24h đã tổng hợp 7 hiện tượng thời tiết có sức tàn phá mạnh trên Trái Đất. Khám phá ngay sức mạnh tàn phá và các dấu hiệu dự báo thời tiết cực đoan!

 Khám phá hiện tượng thời tiết nguy hiểm trên Trái Đất

Khám phá hiện tượng thời tiết nguy hiểm trên Trái Đất

Hiện tượng thời tiết nguy hiểm là gì?

Hiện tượng thời tiết nguy hiểm được định nghĩa là trạng thái, diễn biến bất thường của thời tiết. Có thể gây thiệt hại về người, tài sản, ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội. 

Định nghĩa này được ghi rõ ràng tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2016/TT-BTNMT quy định về loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

 Định nghĩa về hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Định nghĩa về hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Những hiện tượng thời tiết nguy hiểm trên Trái Đất

Nhiệt trong bầu khí quyển và các đại dương tạo ra sự chuyển động của dòng khí nóng đến khu vực có dòng khí lạnh. Trong quá trình này, năng lượng biến đổi theo nhiều hình thức khác nhau, ảnh hưởng đến thời tiết mà chúng đi qua.

Dưới đây là những hiện tượng thời tiết nguy hiểm được tạo ra do sự chuyển động này.

Dòng tia

Dòng tia là những cơn gió rất mạnh thổi từ hướng Tây ở tầng không khí cao. Dòng tia hẹp, di chuyển quanh Trái Đất ở độ cao khoảng 10.000 - 15.000m. 

Tốc độ gió rất cao, có thể đạt 250km/h, thậm chí có lúc cao trên 500km/h.

Dòng tia có 2 loại chính là dòng tia á nhiệt đới và dòng tia fron vùng cực. Cả hai loại này có hướng và sức mạnh riêng tác động mạnh mẽ lên hình thái khí hậu Trái Đất.

Dòng tia tạo ra ranh giữa hai khối không khí nóng - lạnh ở độ cao khoảng 10km so với mặt đất, làm thay đổi nhiệt độ hoặc gây mưa ở những vùng mà nó đi qua. 

 Dòng tia tác động đến hình thái khí hậu trên Trái Đất

Dòng tia tác động đến hình thái khí hậu trên Trái Đất

Bão nhiệt đới

Bão nhiệt đới có sức phá hủy dữ dội, thường hình thành ở những vùng có vĩ độ thấp.

Những luồng không khí nhiễu động khi được bổ sung sức mạnh, phát triển thành áp thấp nhiệt đới và dần thành bão nhiệt đới. 

Bão mạnh nhất theo thang đo Saffir-Simpson có sức gió trên 249km/h. Tuy nhiên, điều khiến bão nhiệt đới trở thành hiện tượng thời tiết nguy hiểm là nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất, nước biển dâng… Những hiện tượng cực đoan này khiến con người không kịp thời gian chuẩn bị và ứng phó.

Ví dụ như trận bão năm 1970 được xem là một trong những thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng nhất lịch sử, khiến hơn nửa triệu người thiệt mạng tại Bangladesh và Tây Bengal do lũ lụt.

 Trận bão Bhola ở Bangladesh khiến nửa triệu dân thiệt mạng

Trận bão Bhola ở Bangladesh khiến nửa triệu dân thiệt mạng

Lốc xoáy

Lốc xoáy là hiện tượng luồng không khí xoáy tròn mở rộng từ một đám mây dông xuống tới mặt đất. 

Lốc xoáy cũng có thể hình thành dưới đám mây bão, gây ra sự tàn phá dữ dội. 

Những cơn lốc xoáy thường có hình dạng phễu, trung tâm lốc xoáy có sức gió vô cùng lớn hút bất cứ thứ gì dưới đất lên trên không trung.

Tốc độ gió ở trung tâm có thể đạt giá trị 500km/h, đủ sức phá hủy toàn bộ những gì trên đường đi của nó.

Trận lốc xoáy xảy ra vào tháng 3 năm 1925 được ghi nhận là có quãng đường di chuyển dài nhất, với vận tốc lên đến 350 km/h, khiến 695 người thiệt mạng tại thung lũng sông Mississippi, Mỹ. 

Vào tháng 4 năm 1989, một trận lốc xoáy khác mang tên Daulatpur–Saturia đã tàn phá Bangladesh, cướp đi sinh mạng của khoảng 1.300 người và khiến hơn 80.000 người mất nhà cửa.

 Lốc xoáy có sức tàn phá kinh khủng

Lốc xoáy có sức tàn phá kinh khủng

Bão bụi

Bão bụi ( bão cát) là hiện tượng gió mạnh mang theo một lượng lớn hạt bụi trên diện rộng, ảnh hưởng đến tầm nhìn và chất lượng không khí.

Tương tự như những cơn bão thông thường, bão bụi có khả năng nhấn chìm và chôn vùi mọi thứ trên đường đi của chúng.

Tốc độ gió trong bão cát có thể đạt 200km/h, thường xuyên xảy ra ở khu vực sa mạc và khí hậu khô hạn. 

 Bão bụi khổng lồ ở Úc

Bão bụi khổng lồ ở Úc

Dust Devil

Dust Devil ( lốc cát, quỷ cát) là hiện tượng thiên nhiên đáng sợ chỉ những xoáy đối lưu nhỏ được tạo bởi cát, bụi ở lớp bề mặt.

Những ngày khô nóng, quang mây trên sa mạc hoặc những vùng đất khô cằn rất dễ hình thành lốc cát.

Tốc độ gió hiếm khi vượt quá 112km/h. Chúng khác với vòi rồng ở điểm chúng không đi kèm với bão sấm, đám mây nào và yếu hơn vòi rồng. 

Dust Devil có thể cao tới 1 km và rộng khoảng 10 mét. Trên sao Hỏa, hiện tượng này có kích thước lớn hơn nhiều, với chiều cao có thể đạt tới 20 km. 

Thông thường, vòng đời của một cơn lốc bụi chỉ kéo dài trong vài phút, mặc dù đôi khi chúng có thể tồn tại lâu hơn.

 Hiện tượng lốc cát

Hiện tượng lốc cát

Sét 

Sét là hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra ở khu vực đối lưu. Sét, hay tia sét, là hiện tượng phóng điện xảy ra trong khí quyển giữa các đám mây mang điện tích trái dấu hoặc giữa mây và mặt đất. 

Hiện tượng này cũng có thể xuất hiện trong các vụ phun trào núi lửa hoặc bão bụi. 

Trên Trái Đất, có khoảng 2.000 cơn dông diễn ra bất cứ lúc nào. Nhiệt độ bên trong một tia sét có thể lên tới 30.000 độ C, nóng gấp khoảng năm lần so với bề mặt Mặt Trời.

Ngoài một số loạt sét cơ bản, con người còn từng chứng kiến nhiều loại sét lạ và cực kỳ hiếm như sét hòn, sét liên hoàn, sét dị hình Sprites,...

 Sét liên hoàn là hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Sét liên hoàn là hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Mưa đá

Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau. Hiện tượng này xảy ra do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra.

Kích thước mưa đá có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, có hình dạng không cân đối. 

Mưa đá thường diễn ra trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả vệt mưa khoảng 20 - 30 phút. 

Đây là hiện tượng thời tiết nguy hiểm gây ra nhiều cái chết, hư hại tài sản và mùa màng trên toàn thế giới.

  Mưa đá xuất hiện gây thiệt hại về người và của

Mưa đá xuất hiện gây thiệt hại về người và của

Xem thêm: 

Những dấu hiệu dự báo hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Hiện tượng thời tiết nguy hiểm xuất hiện thường đi kèm với một vài dấu hiệu rõ ràng trong tự nhiên. 

Nhận biết được các dấu hiệu đó giúp chúng ta chủ động phòng tránh rủi ro.

Mây đen tích tụ

Mây đen tích tụ và cuộn xoáy báo hiệu dông bão hoặc lốc xoáy đang đến gần.

Gió lặng bất thường

Trong những ngày bình thường, gió thổi liên tục nhưng đột ngột lặng gió hoàn toàn. Đây là dấu hiệu của 1 trận bão mạnh đang hình thành.

Cầu vồng lửa

Cầu vồng lửa báo hiệu sự không ổn định trong khí quyển, dự báo thời tiết khắc nghiệt như dông bão, lốc xoáy.

Mưa axit

Các khu vực núi lưa hoặc vùng có hiện tượng địa nhiệt cao, hơi nóng bốc lên từ trong lòng đất có thể tạo ra mưa axit

Mây vảy rồng

Mây vảy rồng dự báo sự biến đổi thời tiết sắp tới như gió mạnh, mưa bão hoặc băng giá. 

Nghe tiếng sấm chớp từ xa

Nghe thấy sấm chớp từ xa, dù chưa có mưa, báo hiệu dông bão sắp diễn ra.

Hơi nước bốc mạnh

Hơi nước bốc mạnh trên vùng biển hoặc sông hồ vào sáng sớm. Đây là dấu hiệu của một cơn bão sắp tới gần. 

Côn trùng di cư

Bầy côn trùng như chim, kiến, mối bất ngờ di cư là dấu hiệu dự báo thiên tai như bão, lũ lụt hoặc động đất. 

Sự tĩnh lặng trước bão

Sự tĩnh lặng trước cơn bão: không âm thanh của chim chóc, côn trùng hoặc gió thổi,... thường báo trước những hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

Áp suất không khí

Áp suất không khí giảm mạnh trong 1 khoảng thời gian ngắn là tín hiệu của một cơn bão. Khi ở trên núi hoặc vùng cao, bạn sẽ đột ngột có cảm giác nặng nề ở ngực.

Tạm Kết

Hiện tượng thời tiết nguy hiểm diễn ra gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và môi trường. Nhận thức đúng đắn, nắm bắt các dấu hiệu và chủ động ứng phó với các hiện tượng nguy hiểm đó là yếu tố then chốt để giảm thiểu rủi ro một cách tối đa.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Mây là hiện tượng gì?
Mây là tập hợp của các giọt nước nhỏ li ti hoặc tinh thể băng lơ lửng trong khí quyển, hình thành khi hơi nước trong không khí ngưng tụ lại ở độ cao nhất định. Mây đóng vai trò quan trọng trong chu trình nước và điều hòa khí hậu của Trái Đất.
Sét có thể đánh ngược lên trời không?
Có, sét hoàn toàn có thể đánh ngược lên trời – hiện tượng này được gọi là sét đánh ngược (upward lightning hoặc upward leader).
1 năm Việt Nam có bao nhiêu cơn sét?
Mỗi năm, Việt Nam nhận khoảng 2 triệu tia sét đánh xuống, tỷ lệ tử vong cao.
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow