Nạn chặt phá rừng ở nước ta: Nguyên nhân, Hậu quả và Giải pháp
Nạn chặt phá rừng ở nước ta ngày càng nghiêm trọng. Chúng ta cần nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên này nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái, khí hậu và con người. Hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả của việc chặt phá rừng sẽ giúp chúng ta đưa ra giải pháp ngăn chặn tối ưu nhất.
Thực trạng nạn chặt phá rừng ở Việt Nam
Thực trạng nạn chặt phá rừng ở nước ta
Trong năm 2023, nước ta có hơn 14.86 triệu ha rừng nhưng chỉ tính 2 tháng đầu năm 2024, diện tích rừng bị thiệt hại là 88.6 ha, bị cháy là 0.7 ha và diện tích rừng bị chặt là 87.8 ha.
Hai khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc là “điểm nóng” của vấn nạn nhức nhối này.
-
Tây Nguyên:
Sau 1975, Tây Nguyên từng là thủ đô lâm nghiệp với hơn 3.8 triệu ha rừng tự nhiên. Tuy nhiên sau nhiều thập kỷ, diện tích rừng chỉ còn khoảng 2.1 triệu ha.
Mỗi năm Tây Nguyên để mất khoảng 34.000 ha rừng tự nhiên từ 1976 đến 2005. Sau chỉ thị 13/2017 của Ban Bí thư, tình trạng phá rừng đã có dấu hiệu giảm.
Nhưng vấn nạn chặt phá rừng vẫn là chủ đề nóng. Năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, có 4.863 vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp, tịch thu được 9.898 m3 gỗ các loại. Trong giai đoạn này, trên toàn khu vực đã phát hiện và xử lý 2.764 vụ khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
Tây Nguyên là trọng điểm của nạn phá rừng
-
Tây Bắc:
Ngoài Tây Nguyên, Tây Bắc cũng là 1 điểm nóng của nạn chặt phá rừng, đặc biệt là khu vực Điện Biên.
Năm 2016 - 2017, huyện Mường Nhé đã có 295 vụ phá rừng trái pháp luật, gây thiệt hại hơn 288 ha rừng.
Ông Nguyễn Mạnh Toàn, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên cho biết trong 3 tháng đầu năm 2025, tỉnh đã phát hiện 195 vụ, trong đó xử lý hành chính 173 vụ, 22 vụ xử lý hình sự, gây thiệt hại 63.77% diện tích rừng.
Hiện trường 1 vụ phá rừng ở Điện Biên
Tìm hiểu thêm các hiện tượng khác:
Nguyên nhân người dân chặt phá rừng
Nạn chặt phá rừng diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng, mở rộng quy mô để phục vụ nhu cầu của con người.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:
-
Tăng diện tích đất làm nông nghiệp: Người dân chặt phá rừng để lấy đất trồng trọt, đáp ứng nhu cầu lương thực tăng, phát triển kinh tế. Nông nghiệp tự cung tự cấp chiếm 1 phần lớn trong vấn nạn này.
-
Mục đích chăn nuôi gia súc: Người dân tàn phá rừng để có đất chăn nuôi, trồng thức ăn cho gia súc. Họ sẽ sử dụng đất trong 1 thời gian, khi không còn đáp ứng dinh dưỡng cho sự phát triển cây cối thì họ mở rộng sang khu vực mới.
-
Khai thác gỗ và các sản vật khác từ rừng: Việc khai thác rừng lấy gỗ phục vụ mục đích kinh doanh như sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ, làm giấy, lấy gỗ xây dựng,... Dù nhiều công ty đã trồng cây bù lại tuy nhiên số cây mới trồng không bù đắp, đảm bảo được như ban đầu.
-
Đẩy mạnh mở rộng cơ sở hạ tầng: Việc tàn phá rừng còn nhằm mục đích mở rộng cơ sở hạ tầng, mở rộng đô thị. Tình trạng này thường diễn ra ở những nơi có tốc độ gia tăng dân số nhanh.
-
Buôn gỗ: Vấn nạn lâm tặc chặt phá rừng lấy gỗ bán ở nước ta diễn ra phổ biến và mang tính chất nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ cây rừng bị chặt.
Vấn nạn lâm tặc ở nước ta mang tính chất nghiêm trọng
Hậu quả nghiêm trọng của nạn chặt phá rừng
Hành vi chặt phá rừng bừa bãi có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh cuộc sống như:
-
Mất cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học: Rừng là môi trường sống phong phú của hàng triệu loài thực vật và động vật, vừa là nơi trú ẩn vừa là nguồn thức ăn cho chúng. Khi rừng bị phá hủy, các loài này mất đi môi trường sống và gia tăng nguy cơ bị tuyệt chủng.
-
Mất đất phục vụ các dịch vụ sinh thái: Rừng có tác dụng giữ chặt đất, giảm nguy cơ lũ lụt. Khi cây rừng mất đi, ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư xung quanh, tăng nguy cơ xói mòn đất và lũ lụt.
Bảo vệ rừng để tránh nguy cơ xói mòn đất, lũ lụt
-
Tăng nguy cơ cháy rừng: Việc giảm diện tích rừng cũng làm tăng cao cháy rừng. Cháy rừng làm cho số lượng cây cối, động vật hoang dã tổn thất nghiêm trọng. Nó cũng giải phóng lượng lớn carbon được lưu trữ trong cây cối, dẫn đến gia tăng hiệu ứng nhà kính.
-
Mất kinh tế và việc làm: Rừng cung cấp nguồn lợi kinh tế như gỗ, thảo dược,...Khi rừng bị phá hủy, người dân địa phương sẽ mất đi nguồn thu nhập, suy thoái kinh tế.
-
Gia tăng hiện tượng nóng lên toàn cầu: Cây xanh có vai trò cung cấp O2 cho con người, đóng vai trò quan trọng giúp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và cân bằng trong khí quyển. Khi rừng bị phá hủy, hiệu ứng nhà kính tăng lên, khiến tình trạng nóng lên toàn cầu diễn ra nghiêm trọng hơn.
Nạn chặt phá rừng có thể làm gia tăng hiệu ứng nhà kính
Những giải pháp ngăn chặn nạn chặt phá rừng
Trước những hậu quả nặng nề của nạn chặt phá rừng bừa bãi, chúng ta cần có những giải pháp ngăn chặn hiệu quả.
-
Nâng cao nhận thức của người dân: Những người dân ở vùng sâu, vùng xa chưa hiểu rõ tầm quan trọng của rừng mà chỉ biết chặt cây để lấy đất đai phục vụ nhu cầu cá nhân. Do đó, việc quan trọng đầu tiên là nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ rừng. Các ban ngành cần tuyên truyền bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.
-
Xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng: Cần có sự quản lý nghiêm ngặt qua hệ thống văn bản pháp luật. Xử lý nghiêm minh lâm tặc, đơn vị khai thác rừng trái pháp luật.
-
Trồng rừng kinh tế xen kẽ với rừng phòng hộ: Người dân có thể trồng xen kẽ một số loại cây kinh tế như cao su, cây ăn trái,...
Tạo sinh kế bền vững nhằm nâng cao việc bảo vệ rừng
Tạm Kết
Thông qua bài viết trên có thể thấy vấn nạn chặt phá rừng là chủ đề nóng, khá nhức nhối ở nước ta. Việc tàn phá rừng bừa bãi, lâm tặc là một hành vi vi phạm luật, cần xử lý nghiêm minh. Chúng ta cần nhận thức và có trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
7 Bình luận
Buôn lậu gỗ kiếm tiền tỷ nên rất khó mà ngăn chặn hết được
Cảm ơn bạn đã quan tâm và bình luận
Chặt phá rừng có bị xử phạt không?
Có – tùy theo mức độ vi phạm, hành vi chặt phá rừng có thể bị phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có chứ, đi tù như chơi
Quốc gia nào chịu ảnh hưởng nặng nề từ nạn phá rừng?
Các quốc gia có rừng nhiệt đới như Brazil, Indonesia, Congo và Việt Nam.
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *