thoitiet24h

Ô nhiễm môi trường nước là gì? Thực trạng đáng báo động ở Việt Nam

19/05/2025 - Lượt xem: 98
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ô nhiễm môi trường nước là gì? Hiểu rõ khái niệm này chính là bước đầu để nâng cao nhận thức và hành động vì hành tinh Xanh - Sạch - Đẹp.

 Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước là khái niệm chỉ hiện tượng nguồn nước chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, động vật, và thực vật. 

Ô nhiễm nước xảy ra khi các chất thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, đô thị hóa và sinh hoạt hàng ngày không được xử lý đúng cách, được xả trực tiếp hoặc gián tiếp vào nguồn nước.

Kết quả nước ô nhiễm, không an toàn sử dụng cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi.

  Ô nhiễm môi trường nước 

Ô nhiễm môi trường nước 

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê về mức độ ô nhiễm môi trường nước của UNEP, khoảng 60% nguồn nước trên các dòng sông của 3 châu lục Á - Phi - Âu bị ô nhiễm. 

UNICEF cũng từng công bố 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất đó là: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, và Việt Nam.

Báo cáo mới nhất của viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường cho thấy có khoảng 17 triệu dân ở Việt Nam chưa tiếp cận được nước sạch. Chủ yếu họ sử dụng các nguồn nước ô nhiễm từ nước mưa, nước giếng khoan, và nước máy chưa được lọc theo đúng quy chuẩn chất lượng. 

Tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 1.000m3 rác thải và gần 400.000m3 nước thải thải ra môi trường. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10% số đó được xử lý đúng cách. Nước thải của thủ đô đổ hết vào các sông ngòi, kênh rạch như sông Tô Lịch, sông Nhuệ…

 Sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng nề do nước thải, rác thải

Sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng nề do nước thải, rác thải

Tại khu công nghiệp Thanh Lương Hồ Chí Minh, mỗi ngày có khoảng 5.000m3 nước thải ô nhiễm từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm…. Các khu vực kênh xung quanh các quận 8,11,6,... đều ô nhiễm nặng nề. 

Theo TS Quách Thị Xuân – Giám đốc trung tâm tư vấn phát triển bền vững Đà Nẵng:”19.000 tấn rác nhựa thải ra môi trường mỗi ngày, trong đó trung bình mỗi người trong số chúng ta đóng góp đến 1,2kg rác/ngày”.

Những con số trên cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường nước đáng báo động. Chính phủ và người dân Việt Nam cần có những biện pháp ngăn chặn thực trạng đỏ này. 

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước

Nguồn nước có thể bị nhiễm độc qua nhiều hình thức khác nhau. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước là gì? Tham khảo những nguyên nhân phổ biến dưới đây.

Rác thải sinh hoạt

Các dịch vụ thức ăn nhanh, vận chuyển đồ ngày càng phát triển hình thành nên thói quen sử dụng đồ nhựa 1 lần, túi nilon…

Đây vẫn luôn được coi là tác nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.

Rác thải nhựa sản sinh ra vi nhựa gây hại trực tiếp tới môi trường. 

Ngoài ra, nước thải sinh hoạt không được xử lý đúng cách thải thẳng ra ao, hồ, sông, suối,.... cũng làm tăng vi khuẩn, chất độc trong nước.

 Nước thải sinh hoạt được thải thẳng ra sông hồ

Nước thải sinh hoạt được thải thẳng ra sông hồ

Quá trình sản xuất công nghiệp

Theo quy định, chất thải công nghiệp cần được xử lý đặc biệt trước khi thải ra bên ngoài môi trường.

Lý do là trong nước thải công nghiệp chứa nhiều hóa chất độc hại, các hợp chất kim loại nặng. 

Nếu nước thải này ra đi vào trong nước sẽ làm giảm lượng oxy trong nước, các sinh vật sống dưới nước khó sống sót.

Sinh vật sống trong môi trường nước bị ô nhiễm khó sống sót  

Sinh vật sống trong môi trường nước bị ô nhiễm khó sống sót  

Quá trình sản xuất nông nghiệp

Quá trình sản xuất nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước đáng kể như rác thải sinh hoạt và công nghiệp.

Việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ với liều lượng cao,....khiến nguồn nước bề mặt và nước ngầm đều bị nhiễm độc. 

Ô nhiễm môi trường đất nặng nề hơn. Thức ăn thừa, chất thải từ hoạt động chăn nuôi cũng khiến chất lượng nguồn nước giảm xuống.

 Ô nhiễm môi trường từ thuốc bảo vệ thực vật

Ô nhiễm môi trường từ thuốc bảo vệ thực vật

Tràn dầu trên biển

Sự cố tràn dầu trên biển là mối hiểm họa đối với môi trường nước.

Dầu có tính chất không hòa tan trong nước, do đó, nó sẽ làm gián đoạn quá trình trao đổi không khí và nước. 

Khi tràn dầu khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng, phá hủy sự sống của các sinh vật biển, các rạn san hô.

 Sự cố tràn dầu trên biển để lại hậu quả nghiêm trọng

Sự cố tràn dầu trên biển để lại hậu quả nghiêm trọng

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước

Tác hại của ô nhiễm môi trường nước là gì khiến các quốc gia, tổ chức phi chính phủ, cá nhân đau đầu tìm cách ứng phó?

Nguồn nước nhiễm độc tác động nghiêm trọng tới sức khỏe con người, hệ sinh thái, kinh tế và xã hội.

Ảnh hưởng sức khỏe con người

Nước bẩn chứa nhiều các chất độc hại, vi khuẩn, virus, … Khi những chất này xâm nhập vào cơ thể người, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như:

  • Rối loạn tiêu hóa: Nước ô nhiễm chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh như E. coli, Shigella, Vibrio cholerae,… - tác nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…

  • Bệnh về da: Tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn có thể gây kích ứng da, nấm da, viêm da liễu…Lâu dài có thể dẫn đến ung thư da.

  • Ngộ độc: Nước bẩn chứa các kim loại nặng, thuốc trừ sâu,... Khi những chất này xâm nhập vào cơ thể có thể gây ngộ độc cấp tính, mãn tính, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tiêu hóa,... thậm chí là tử vong.

  • Ung thư: Một số chất độc hại trong nước như asen, thủy ngân, chì….tích tụ lâu dài trong cơ thể, làm tăng nguy cơ các bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư thận,...

  • Ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ em: Nước bị ô nhiễm có thể gây dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đến sức khỏe con người

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đến sức khỏe con người

Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

Ô nhiễm môi trường nước gây ra những tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái. 

Khi nguồn nước bị ô nhiễm bởi hóa chất, kim loại nặng hay chất thải sinh hoạt, nhiều loài thủy sinh như cá, tôm, cua và sinh vật phù du có thể bị chết hàng loạt hoặc suy giảm số lượng nghiêm trọng. 

Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái nước làm ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn, dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học. 

Ngoài ra, các hệ sinh thái ven sông, hồ và biển cũng bị đe dọa, làm suy giảm khả năng tự phục hồi của môi trường tự nhiên.

 Ô nhiễm nguồn nước đe dọa sự mất cân bằng sinh thái

Ô nhiễm nguồn nước đe dọa sự mất cân bằng sinh thái

Ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội

Ô nhiễm môi trường nước gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế và xã hội.

 Khi nguồn nước bị ô nhiễm, hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và công nghiệp gặp khó khăn do thiếu nước sạch hoặc nước bị nhiễm độc. 

Người dân phải chi trả nhiều hơn cho nước sinh hoạt, chi phí y tế tăng do mắc các bệnh liên quan đến nguồn nước bẩn. 

Bên cạnh đó, ô nhiễm nước còn ảnh hưởng đến du lịch, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và gây mất lòng tin vào hệ thống quản lý môi trường.

 Cá chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm

Cá chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm

Giải pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước

Hiện nay, vẫn còn một bộ phận người dân chưa hiểu rõ “ô nhiễm môi trường nước là gì? cũng như ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng, gây hại đến cuộc sống con người và các sinh vật khác.

Chính vì thế, cần thực hiện sớm các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm nước:

  • Nâng cao ý thức cộng đồng bằng cách không vứt rác bừa bãi, không lãng phí nước sạch, xử lý nước thải trước khi thải ra nguồn nước.

  • Xây dựng hệ thống luật pháp và chính sách chống ô nhiễm nước. Xử phạt các trường hợp sai phạm, xả nước thải trực tiếp ra nguồn nước.

  • Thay đổi thói quen sử dụng nhựa 1 lần, túi nilon.

  • Sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng các chất hóa học trong trồng trọt, chăn nuôi.

  • Tuyên truyền kêu gọi mọi người tham gia thu gom rác tại các ao hồ sông suối.

  • Giáo dục mọi người về trách nhiệm bảo vệ môi trường. 

Các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước

Các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước

Kết luận

Bài viết trên vừa giúp bạn hiểu rõ hơn “Ô nhiễm môi trường nước là gì?”, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp hiệu quả ngăn chặn tình trạng này. Trong đó, để ngăn ngừa hiệu quả nhất, mỗi cá nhân đều cần có ý thức sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

9 Bình luận

Bộ lọc
  1. user_avatar
    Mỹ Oanh

    Vừa tiết kiệm nước nhưng cũng phải ngăn chặn và bảo vệ nước khỏi những hành vi xấu

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Thời tiết 24h

      Cảm ơn bạn đã bình luận

      Gửi bình luận
  2. user_avatar
    Kiều Phương

    Phải đọc mấy vụ nhà máy xả nước thải trực tiếp ra môi trường mới thấy con người độc ác thế nào

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Trần Việt

      Vụ nước thải sông Thị Vải nổi tiếng 1 thời ấy hả

      Gửi bình luận
      1. user_avatar
        Kiều Phương

        Nhiều lắm mà tác hại thì khủng khiếp toàn nhiễm độc, ung thư, suy giảm sức khỏe,...

        Gửi bình luận
        1. user_avatar
          Thời tiết 24h

          Cảm ơn bạn đã quan tâm và bình luận

          Gửi bình luận
  3. user_avatar
    Minh Ngọc

    Vi nhựa là gì thế

    Gửi bình luận
    1. Gửi bình luận
      1. user_avatar
        Minh Ngọc

        Mình cảm ơn

        Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow