thoitiet24h

Ô nhiễm môi trường đất là gì? Nguyên nhân, Hậu quả và Giải pháp

15/05/2025 - Lượt xem: 8
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường đất là gì? Chúng ta có thể thực hiện những giải pháp nào để ngăn chặn vấn nạn nhức nhối này? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

 Tìm hiểu ô nhiễm môi trường đất là gì

Tìm hiểu ô nhiễm môi trường đất là gì

Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Ô nhiễm môi trường đất là tình trạng các tính chất của đất biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, khó có thể cải tạo lại được. 

Vấn nạn này xuất phát từ hóa chất xenobamel ( phần lớn là do con người tạo ra) hoặc do những thay đổi trong môi trường đất tự nhiên.  

Theo điều 16 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, khu vực ô nhiễm đất được phân loại như sau:

  • Khu vực ô nhiễm đất là nơi có nồng độ chất ô nhiễm vượt ngưỡng quy định, gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.

  • Các khu vực ô nhiễm đất được phân loại dựa trên nguồn ô nhiễm, mức độ lan truyền và đối tượng bị ảnh hưởng.

  • Về mức độ, khu vực ô nhiễm môi trường đất được chia thành ba cấp: ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng và ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

Ô nhiễm môi trường đất khiến đất suy thoái, khó cải tạo lại được

Ô nhiễm môi trường đất khiến đất suy thoái, khó cải tạo lại được

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam

Ô nhiễm đất tại Việt Nam đang trở thành vấn đề nghiêm trọng. Trong tổng số 33 triệu ha đất tự nhiên, khoảng 22 triệu ha đang được sử dụng (chiếm 68,83%), trong đó đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 26,1%.

Theo Cục Môi trường Việt Nam, đất đô thị bị ô nhiễm nặng do chất thải công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt. Rác thải bừa bãi không chỉ làm mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đất.

Khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều và quá trình khoáng hóa mạnh khiến đất dễ bị rửa trôi, xói mòn, thiếu chất dinh dưỡng, gây thoái hóa nghiêm trọng.

Ô nhiễm lan rộng từ thành phố đến nông thôn. Tại Hà Nội, nhiều khu vực như Hà Đông, An Khánh ô nhiễm do kim loại nặng từ làng nghề như An Khánh, Làng nghề dệt vải Hà Đông, Khu đô thị Nam Thăng Long,...

Ở TP.HCM, khu vực như Hóc Môn dùng tới 150 lít thuốc BVTV/ha/năm; các khu công nghiệp thải khoảng 600.000 m³ nước mỗi ngày ra môi trường.

 Nước thải dệt nhuộm gây ô nhiễm môi trường đất, nước

Nước thải dệt nhuộm gây ô nhiễm môi trường đất, nước

Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất. Mỗi nguyên nhân tác động đến những khía cạnh chất lượng trong đất. 

Một số nguyên nhân chính như:

  • Do biến đổi tự nhiên: Đất không được canh tác, không tưới tiêu thường xuyên, hậu quả của nạn chặt phá rừng,...Kết quả bề mặt đất bị rửa trôi, bạc màu và nhiễm phèn.

  • Do đất nhiễm phèn và nhiễm mặn: Hạn hán kéo dài kèm theo hiện tượng nước biển dâng cao khiến cho nhiều kênh rạch bị nhiễm mặn, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các loại cây trồng. Nguồn nước chứa các chất như N2O, H2S, FeS…gây ô nhiễm đất.

  • Do chất thải công nghiệp và nông nghiệp: Chất thải từ các hoạt động sản xuất, chế tạo các hợp chất độc hại, kim loại nặng,... chưa qua xử lý hoặc xử lý không đúng cách được thải ra ngoài. Lâu dần các chất thải tích tụ làm cho đất bị thoái hóa, xói mòn, biến chất.

  • Do rác thải sinh hoạt: Rác thải và phân đổ vào trong đất, kênh, mương, ruộng đồng,... làm gia tăng vi khuẩn, mầm bệnh, và ô nhiễm nguồn đất.

Rác thải sinh hoạt không xử lý đúng cách khiến ô nhiễm đất càng nặng nề

Rác thải sinh hoạt không xử lý đúng cách khiến ô nhiễm đất càng nặng nề

Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất là gì?

Tác hại của ô nhiễm môi trường đất vô cùng nghiêm trọng. Vấn nạn này tác động đến cả sức khỏe và đời sống sinh hoạt con người.

  • Ảnh hưởng đến chất lượng đất: Ô nhiễm môi trường đất làm cho bề mặt đất bị hoang mạc hóa, đất nghèo nàn chất dinh dưỡng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng, sử dụng đất trong trồng trọt.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Việc tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với đất bị ô nhiễm, cơ thể người dễ mắc các bệnh lý. Nhẹ thì mắc các vấn đề về da, bệnh hô hấp. Nghiêm trọng hơn là mắc các bệnh như ung thư, bệnh về gan, bệnh về thận….

  • Ảnh hưởng đến nguồn nước: Việc ô nhiễm đất còn ảnh hưởng đến cả những mạch nước ngầm xung quanh. Việc sử dụng mạch nước ngầm bị ô nhiễm làm nước sinh hoạt đem đến nhiều tiềm ẩn nguy hiểm.

  • Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Môi trường đất bị ô nhiễm kéo theo nguồn nước, hệ sinh thái bị ảnh hưởng. Từ đó, số lượng các loài động thực vật suy giảm, thậm chí là có nguy cơ tuyệt chủng. 

 Hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường đất 

Hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường đất 

Xem thêm:

  • Ô nhiễm môi trường nước là gì?

  • Vi nhựa là gì?

Giải pháp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường đất

Tình trạng ô nhiễm môi trường đất đang ở mức báo động ở cả Việt Nam và trên toàn cầu. Để ngăn chặn những tác động của vấn nạn này, mọi người cần đồng lòng chung tay thực hiện những biện pháp cải thiện chất lượng đất.

Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học

Trong nông nghiệp, thuốc trừ sâu và phân bón hóa học giúp cây trồng phát triển và kiểm soát sâu bệnh, nhưng cũng góp phần gây ô nhiễm đất.

Để giảm thiểu tác hại, cần khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, phân sinh học thay thế phân hóa học. Ngoài ra, có thể tận dụng các loài thiên địch để kiểm soát sâu hại một cách tự nhiên.

Sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học để bảo vệ đất

Sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học để bảo vệ đất

Phục hồi rừng

Chúng ta đều biết rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, có vai trò bảo vệ đất khỏi xói mòn, giữ lại chất dinh dưỡng cho các loài thực vật.

Chính vì thế, bảo vệ rừng cũng là bảo vệ đất. Cần tăng cường phủ xanh đất trống đồi trọc, ngăn chặn nạn chặt phá rừng, tích cực trồng cây, chống cháy rừng,...

Phục hồi rừng là 1 biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả

Phục hồi rừng là 1 biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả

Xử lý chất thải rắn

Rác thải từ các hoạt động sinh hoạt cá nhân, quá trình sản xuất công-nông nghiệp ngày càng tăng mức độ độc hại, gây ô nhiễm môi trường.

Chính vì thế, phải xử lý triệt để các loại chất thải rắn, hạn chế tình trạng chất thải rắn tích tụ lâu năm trong đất.

 Thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn

Thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn

Phục hồi và tái chế vật liệu

Rác thải cũng có thể tái chế. Do đó, cần nâng cao ý thức cá nhân về phân loại rác thải vô cơ, rác thải hữu cơ, rác thải tái chế và không tái chế. 

Khi chất thải, đặc biệt là nhựa, kim loại nặng, hoặc rác công nghiệp không được xử lý đúng cách, chúng sẽ tích tụ trong đất, làm suy giảm chất lượng đất và ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Việc thu gom, phân loại, tái chế và tái sử dụng các vật liệu như nhựa, thủy tinh, giấy, kim loại... giúp giảm đáng kể lượng rác thải chôn lấp ra môi trường.

 Tái chế vật liệu thủy tinh thành món đồ trang trí

Tái chế vật liệu thủy tinh thành món đồ trang trí

Tiết kiệm tài nguyên

Tiết kiệm tài nguyên là biện pháp quan trọng giúp giảm thiểu áp lực lên môi trường đất. 

Việc sử dụng tài nguyên một cách hợp lý – chẳng hạn như canh tác bền vững, dùng nước tiết kiệm, không lạm dụng phân bón hóa học – sẽ giúp duy trì độ phì nhiêu của đất và hạn chế phát sinh chất thải độc hại.

Bên cạnh đó, giảm tiêu dùng không cần thiết, tái sử dụng sản phẩm, và khuyến khích mô hình sản xuất tuần hoàn sẽ giúp giảm lượng chất thải thải ra môi trường, từ đó hạn chế ô nhiễm đất và bảo vệ tài nguyên cho các thế hệ sau.

 Xây dựng mô hình sản xuất tuần hoàn 

Xây dựng mô hình sản xuất tuần hoàn 

Tạm Kết

Các thông tin về “Ô nhiễm môi trường đất là gì?” giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về vấn nạn xã hội này. Qua đó, bạn phần nào hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách bảo vệ môi trường đất. 

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow