Sa mạc lớn nhất thế giới nằm ở đâu? Top 10 sa mạc lớn nhất thế giới
Sa mạc nào là sa mạc lớn nhất thế giới? Đặc điểm thời tiết trên sa mạc sẽ như thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc những điều đó, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây. ThoiTiet24h sẽ chia sẻ tới bạn top 10 sa mạc lớn nhất thế giới hiện nay. Khám phá ngay thôi!
Khám phá những sa mạc lớn nhất thế giới
Nam Cực - sa mạc lớn nhất thế giới
-
Tên: Nam Cực
-
Diện tích: Khoảng 14.2 triệu km2
-
Nhiệt độ: Có thể xuống dưới -60 độ C
-
Lượng mưa trung bình năm: Khoảng 50mm
-
Tốc độ gió: Có thể lên tới 320km/h
Sa mạc lớn nhất thế giới là Nam Cực với diện tích xấp xỉ 14 triệu km2. Khí hậu ở Nam Cực vô cùng khắc nghiệt, được đánh giá là lục địa lạnh nhất và cô lập nhất thế giới.
Nơi đây không bao giờ đón ánh nắng mặt trời suốt cả năm mà chỉ nhìn thấy tuyết rơi. Nhiệt độ lạnh cùng độ ẩm siêu thấp khiến cho nơi này không có cư dân sinh sống, chỉ có một số nhà khoa học đến đây sống tạm thời để nghiên cứu.
Nam Cực là ngôi nhà lý tưởng cho các loài động vật như chim cánh cụt, hải cẩu cùng một số loài chim chịu lạnh tốt.
Nam Cực là sa mạc lớn nhất thế giới
Sa mạc Sahara
-
Tên: Sahara
-
Diện tích: Khoảng 9.4 triệu km2
-
Lượng mưa trung bình năm: Khoảng 25mm
-
Nhiệt độ ban ngày có thể lên tới 50 độ C
-
Nhiệt độ ban đêm có thể giảm xuống 0 độ C.
Đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách những sa mạc lớn nhất thế giới là sa mạc Sahara. Nếu Nam Cực là sa mạc lạnh lớn nhất thế giới thì Sahara chính là sa mạc nóng lớn nhất thế giới.
Sa mạc Sahara có diện tích khoảng 9.4 triệu km2, trải dài qua 10 quốc gia Bắc Phi gồm Algeria, Chad, Ai Cập, Libya, Mali, Mauritania, Morocco, Niger, Sudan và Tunisia.
Thời tiết ở Sahara cũng vô cùng khắc nghiệt với lượng mưa cực kỳ thấp, chỉ khoảng 25mm mỗi năm. Phía Đông của sa mạc Sahara thậm chỉ khoảng 5mm lượng mưa.
Mưa ở sa mạc thường tồn tại ở dạng sương mù do sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột giữa ngày và đêm.
Một điều thú vị về Sahara là trước đây Sahara là một khu rừng nhiệt đới bởi các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch cây và động vật ở đây.
Ngày nay, Sahara là nơi sinh sống của nhiều động vật hoang dã như lạc đà Ả Rập, dê và hơn 100 loài bò sát.
Sa mạc nóng lớn nhất thế giới - Sahara
Sa mạc Ả Rập
-
Tên: Sa mạc Ả Rập
-
Diện tích: khoảng 2.3 triệu km2
-
Lượng mưa trung bình năm: Khoảng 100 mm
-
Nhiệt độ: Trung tâm sa mạc nhiệt độ có thể lên tới 54 độ C
Sa mạc Ả Rập, còn có tên gọi khác là Rub' al Khali hay Empty Quarter. Đây là sa mạc lớn nhất ở bán đảo Ả Rập, Châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới.
Lượng mưa trung bình ở sa mạc Ả Rập rất thấp, dưới 100mm. Tuy nhiên lượng mưa cũng không được phân bố đều, tùy địa điểm mà lượng mưa trung bình năm dao động từ 0 đến 500mm.
Sa mạc Ả Rập có khí hậu cận nhiệt đới và hoang mạc nóng, gần giống khí hậu sa mạc Sahara. Đây là điều kiện sống lý tưởng của các loài linh dương gazen, linh dương sừng kiếm, mèo cát, thằn lằn đuôi gai.
Hệ sinh thái thực vật ở đây rất hạn chế, chỉ khoảng 37 loài. Trong đó 20 loài thực vật được ghi nhận trong các nhóm bãi cát chính và 17 loài ở xung quanh rìa ngoài.
Hệ sinh thái thực vật ở sa mạc Ả Rập khá nghèo nàn
Sa mạc Kalahari
-
Tên: Kalahari
-
Diện tích: 930.000km2
-
Lượng mưa trung bình năm: Khoảng 200mm
-
Nhiệt độ ban ngày: Trên 40 độ C
-
Nhiệt độ ban đêm: Có thể dưới 0 độ C
Sa mạc Kalahari là một sa mạc nằm dưới bóng tối của sa mạc Sahara, chiếm tới 70% diện tích Botswana và một phần của Zimbabwe, Namibia và Nam Phi.
Đây là sa mạc khô cằn với phần lớn diện tích là cát nâu đỏ, lượng nước mưa trung bình thấp. Ở một số khu vực, lượng mưa dưới 200mm.
Tuy nhiên, Kalahari không thực sự là sa mạc. Vùng đất này có đủ nước để duy trì sự sống và phát triển cây cối.
Có thể nói khí hậu mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh của Kalahari đã đem đến một hình ảnh độc đáo về vùng đất khắc nghiệt nhưng tràn đầy sức sống.
Sa mạc Kalahari
Sa mạc Gobi
-
Tên: Gobi
-
Diện tích: Khoảng 1,295,000 km2
-
Lượng mưa trung bình năm: Dao động từ 50mm - 200mm
-
Nhiệt độ: Mùa hè nhiệt độ trên 40 độ C. Mùa đông nhiệt độ có thể giảm dưới âm 40 độ C.
Một cái tên đáng được nhắc đến trong danh sách những sa mạc lớn nhất thế giới là sa mạc Gobi.
Sa mạc Gobi nằm ở khu vực phía nam Mông Cổ và một phần phía Tây Bắc của Trung Quốc.
Khác với hình ảnh quen thuộc về sa mạc là những cồn cát thì sa mạc Gobi sở hữu những vùng đá cứng cùng với khu vực cát mịn, vùng đồi núi hoang sơ.
Khí hậu ở Gobi khắc nghiệt, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch lớn tới khoảng 40 độ C.
Động vật sinh trưởng tốt trong môi trường khí hậu này có lạc đà kép, linh dương sa mạc.
Gobi sở hữu vẻ đẹp ấn tượng, từng là một phần của đế chế Mông Cổ, là nơi có nhiều thành phố quan trọng trong Con đường tơ lụa.
Sa mạc Gobi sở hữu vẻ đẹp ấn tượng
Sa mạc Great Victoria
-
Tên: Great Victoria
-
Diện tích: Khoảng 647.000 km2
-
Lượng mưa trung bình năm: Khoảng 162mm
-
Nhiệt độ: Mùa hè nhiệt độ trên 40 độ C. Mùa đông nhiệt độ xuống khoảng 18 - 20 độ C
Sa mạc Great Victoria nằm chủ yếu ở nước Úc, chiếm khoảng ⅓ diện tích của nước Úc. Đây là một vùng đất cằn cỗi và có ít dân cư sinh sống.
Nhiệt độ ban ngày vào mùa hè khá cao lên tới hơn 40 độ C cùng lượng mưa trung bình nằm thấp chỉ từ 200-500mm.
Hơn nữa, sấm sét thường xuyên diễn ra ở sa mạc này, ước tính khoảng 15-20 cơn/ năm. Do đó, sa mạc Great Victoria nổi tiếng với thảm thực vật nghèo nàn, dân cư thưa thớt.
Sa mạc đỏ Great Victoria
Sa mạc Patagonia
-
Tên: Patagonia
-
Diện tích: Khoảng 630.000 km2
-
Lượng mưa trung bình năm: Khoảng 160-200mm
-
Nhiệt độ: Dao động 3 độ C, hiếm khi trên 12 độ C
Sa mạc cát Patagonia nằm ở vùng Argentina có diện tích lên tới 630.000 km2. Đây là một vùng đồng bằng cát không cây trải dài từ Đại Tây Dương đến dãy Andes.
Sa mạc có khí hậu tương đối lạnh. Mùa đông, nhiệt độ trung bình khoảng 3 độ C, hiếm khi vượt quá 12 độ C.
Nguyên nhân dẫn đến sự khô hạn của Patagonia được cho là hiệu ứng bóng mưa từ dãy núi Andes ở phía Tây gây cản trở các đám mây mang hơi ẩm từ Thái Bình Dương.
Đây là một trong những sa mạc khô cằn, thách thức sự sống nhất trên trái đất.
Sa mạc Patagonia Argentina
Sa mạc Great Basin
-
Tên: Great Basin
-
Diện tích: Khoảng 490.000km2
-
Lượng mưa trung bình năm: Phổ biến 150-300mm
Là một trong những sa mạc lớn nhất thế giới, sa mạc Great Basin có diện tích lên tới 490.000km2. Nơi đây bao phủ gần hết bang Nevada, một phần Utah và một số bang khác ở Tây Bắc, Hoa Kỳ.
Điểm độc đáo ở sa mạc này là lượng mưa rơi xuống đây dưới dạng tuyết. Lượng mưa trung bình năm dao động 150-300mm.
Khu vực này còn nổi tiếng sở hữu những hình thù đá kỳ lạ, tạo nên 1 bức tranh thiên nhiên đồi núi ấn tượng.
Sa mạc Great Basin sở hữu những núi đá hình thù độc lạ
Sa mạc Syria
-
Tên: Sa mạc Syria
-
Diện tích: Khoảng 518.000 km2
-
Lượng mưa trung bình năm: Dưới 200mm
-
Nhiệt độ: Khoảng 45 độ C
Vùng sa mạc khô cằn và hoang tàn Syria bao phủ lấy phần lớn Iraq, Jordan, Ả Rập Saudi và Syria.
Nơi đây giáp với thung lũng Orontes và vùng núi lửa Harrat al-Shamah về phía tây, sông Euphrates về phía đông, và hoà vào các hoang mạc của bán đảo Ả Rập về phía nam .
Địa hình chủ yếu của sa mạc là đá sỏi và một số wadi ( sông mùa) xen kẽ. Sa mạc Syria là nguồn gốc của loài hamster vàng.
Sa mạc Syria cằn cỗi
Sa mạc Chihuahua
-
Tên: Sa mạc Chihuahua
-
Diện tích: khoảng 282.000 km2
-
Lượng mưa trung bình năm: Khoảng 235mm
-
Nhiệt độ: Dao động 38 - 43 độ C
Sa mạc cuối cùng trong Top 10 sa mạc lớn nhất thế giới là sa mạc Chihuahua với diện tích 282.000 km2.
Sa mạc nằm dọc theo biên giới Mexico - Mỹ, chiếm phần lớn bang Chihuahua của Mexico và bang Texas, New Mexico, Arizona của Mỹ.
Giống như nhiều sa mạc khác trên thế giới, sa mạc Chihuahua nằm giữa dãy núi Sierre Madre Occidental và dãy Sierra Madre Oriental. Điều này ngăn cản hơi nước từ Thái Bình Dương và vịnh Mexico vào sâu trong đất liền, khiến cho nơi này trở nên khô cằn, ít mưa.
Sa mạc Chihuahua
Tạm Kết
Trên đây là danh sách TOP 10 sa mạc lớn nhất thế giới mà ThoiTiet24h tổng hợp được. Hy vọng bạn đọc thấy thông tin bổ ích và thú vị. Theo dõi ThoiTiet24h thường xuyên để biết thêm nhiều điều thú vị khác ở Việt Nam và trên thế giới.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *