Hạn hán ở nước ta: Thực trạng, Nguyên nhân, và Giải pháp ứng phó hạn hán
Hạn hán ở nước ta luôn là một trong những vấn đề nóng, đe dọa đến sự phát triển kinh tế của hàng triệu người dân. Tình trạng thiếu nước kéo khiến năng suất nông nghiệp giảm sút, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sức khỏe cộng đồng. Đứng trước bối cảnh này, chính phủ và từng cá nhân cần hợp tác và nỗ lực ứng phó với hạn hán.
Thực trạng hạn hán ở nước ta
Hạn hán là gì?
Hạn hán là một khái niệm chỉ hiện tượng mưa ít, lượng mưa giảm dưới mức trung bình trong một thời gian dài tại 1 địa phương nào đó.
Hạn hán không chỉ làm giảm độ ẩm không khí và lượng nước trong đất mà còn suy kiệt dòng chảy sông suối ao hồ, khiến mực nước giảm mạnh. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước nghiêm trọng.
Hạn hán ở nước ta thường diễn ra vào mùa khô khi lượng mưa ít và nhiệt độ tăng cao làm gia tăng sự khan hiếm nước.
Hạn hán ở nước ta thường diễn ra vào mùa khô
Thực trạng hạn hán ở nước ta
Hạn hán đang là một thách thức nghiêm trọng đối với Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực có điều kiện khí hậu và địa hình khắc nghiệt như miền Trung và Tây Nguyên.
Những vùng này thường xuyên thiếu nước vào mùa khô, khiến tình trạng khan hiếm nước trở thành vấn đề cố hữu.
Các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai và Đắk Lắk là những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với thiệt hại lớn về sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh.
Tình hình hạn hán ở nước ta trong những năm gần đây cho thấy xu hướng ngày càng nghiêm trọng, với số lượng đợt hạn hán gia tăng và diễn biến kéo dài.
Lượng mưa sụt giảm, nhiệt độ tăng cao khiến nguồn nước ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng không chỉ đến cây trồng, vật nuôi mà còn đe dọa nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân.
Bên cạnh các vùng khô hạn truyền thống, nhiều khu vực khác trên cả nước cũng bắt đầu chịu tác động, cho thấy mức độ lan rộng và tính chất phức tạp của hiện tượng này.
Diện tích hạn hán thiếu nước ngày càng lan rộng
Nguyên nhân gây ra hạn hán ở nước ta
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn hán. Phổ biến nhất là biến đổi khí hậu, hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, công trình thủy lợi và ý thức con người.
Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là một trong những tác nhân chính khiến tình trạng hạn hán ở nước ta nghiêm trọng hơn.
Hiện tượng El Nino hoạt động dẫn đến sự tăng nhiệt ở nhiều khu vực, lượng mưa giảm.
Sự nóng lên của Trái Đất làm cho hơi nước bốc hơi nhanh, lượng nước trong các ao hồ, sông suối giảm mạnh. Hơn nữa, thời gian mưa và lượng mưa thay đổi cũng góp phần gia tăng hạn hán.
Biến đổi khí hậu khiến lượng mưa và thời gian mưa giảm
Hoạt động khai thác tài nguyên môi trường
Các hoạt động khai thác tài nguyên môi trường như phá rừng, khai thác nước ngầm một cách quá mức, không theo kế hoạch cũng là nguyên nhân gây nên hạn hán.
Phá rừng tức là chúng ta làm mất đi 1 lớp phủ thực vật, làm giảm khả năng giữ nước của đất. Nguy cơ xói mòn đất tăng cao hơn.
Việc khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát làm lãng phí nước, thiếu nước nghiêm trọng vào trong mùa khô.
Công trình thủy lợi
Công trình thủy lợi đóng vai trò điều tiết và cung cấp nước trong mùa khô.
Tuy nhiên, nếu việc xây dựng các công trình thủy lợi không được tính toán kỹ lưỡng có thể làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, tác động lớn đến việc cung cấp nước cho các khu vực hạ lưu.
Việc xây đập thủy điện cần được quản lý chặt chẽ, tránh ảnh hưởng nguồn nước hạ lưu
Ý thức con người
Nguyên nhân lớn khác gây ra hạn hán ở nước ta là ý thức của người dân.
Nhận thức về tầm quan trọng của việc tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước chưa cao. Do đó mà tình trạng khan hiếm nước vào mùa khô càng trở nên trầm trọng hơn.
Xem thêm:
TOP 10 sa mạc lớn nhất thế giới
Giải pháp ứng phó với hạn hán ở nước ta
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng về vấn đề hạn hán ở nước ta. Điều này cần sự hợp tác và nỗ lực rất nhiều từ chính phủ, các tổ chức xã hội, cộng đồng địa phương và các cá nhân.
Dưới đây là một vài giải pháp ứng phó với vấn đề nóng này.
Giải pháp về công tác quản lý
-
Xây dựng và cập nhật các văn bản pháp luật về công tác quản lý tài nguyên nước. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng khai thác nước ngầm quá mức, phá rừng gây suy thoái nguồn nước.
-
Nâng cao năng lực dự báo và cảnh báo hạn hán như đầu tư công nghệ hiện đại, đào tạo nhân lực chuyên môn. Từ đó giúp các địa phương và người dân chủ động đối phó hạn hán ở nước ta.
-
Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao ý thức tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước của người dân.
Công tác tuyên truyền tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
Giải pháp về kỹ thuật
-
Xây dựng hệ thống tưới tiêu tiết kiệm như tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, tưới ngầm, hệ thống tưới tự động nhờ công nghệ cảm biến.
-
Thực hiện các biện pháp canh tác hạn chế nước như luân canh cây trồng, kỹ thuật canh tác không làm đất, canh tác bảo tồn độ ẩm đất ( phủ rơm rạ, cỏ khô…)
-
Lựa chọn các giống cây trồng chịu hạn
Giải pháp về nguồn nước
-
Khai thác nguồn nước mới như đầu tư công nghệ khai thác nước ngầm, tìm kiếm nguồn nước bề mặt từ sông hồ, sử dụng công nghệ khử mặn để biến nước biển thành nước ngọt.
-
Tái sử dụng nước thải đã qua xử lý cho nhiều mục đích khác nhau như rửa đường, tưới cây,...Thu gom và sử dụng nước mưa.
-
Bảo vệ và phát triển rừng nhằm cũng là 1 giải pháp cần thiết để bảo vệ nguồn nước.
Bảo vệ rừng là một giải pháp ứng phó hạn hán hiệu quả
Tạm Kết
Để hạn hán ở nước ta không còn là vấn đề nóng, các cá nhân và tổ chức hãy chung tay hành động sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước xung quanh chúng ta. Hạn hán thường phát triển chậm, chỉ cần cập nhật thông tin sớm, con người hoàn toàn có thể đối phó, hạn chế tối đa ảnh hưởng mà hạn hán gây ra.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *