Hiện tượng nước biển dâng là gì? Việt Nam đối mặt mối đe dọa lớn
Biến đổi khí hậu dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, trong đó có hiện tượng nước biển dâng cao. Đây là một trong những chủ đề nóng thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và người dân. Hiện tượng nước biển dâng là gì, gây ra những ảnh hưởng gì? Cùng ThoiTiet24h tìm hiểu trong bài viết sau.
Tìm hiểu hiện tượng nước biển dâng
Nước biển dâng là gì?
Hiện tượng nước biển dâng là sự tăng cao của mực nước biển đại dương so với mức trung bình, không có dấu hiệu giảm xuống ở mức ban đầu.
Một số trạng thái như triều cường, thủy triều, bão, lũ lụt,... khiến mực nước biển dâng lên sẽ không được tính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Trong thế kỷ qua, mực nước dâng cao có tốc độ trung bình khoảng 1.8mm/ năm.
Hiện tượng nước biển dâng là gì?
Thực trạng nước biển dâng ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của NASA và Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ hiện tượng nước biển dâng.
Dữ liệu từ các trạm ven biển cho thấy, trong giai đoạn 1993–2000, mực nước biển toàn cầu tăng trung bình khoảng 4,7 mm mỗi năm, trong khi tại Việt Nam, mức tăng là khoảng 2,8 mm/năm.
Sự gia tăng này có thể khiến hơn 4,4% diện tích lãnh thổ Việt Nam bị ngập vĩnh viễn, kéo theo nhiều hệ lụy đối với đời sống, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư ven biển.
Ngoài ra, một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Communications dự báo: Đến năm 2050, toàn bộ miền Nam Việt Nam có thể bị nhấn chìm trong nước biển vào những ngày triều cường đạt đỉnh.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Climate Central, một tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, Hoa Kỳ.
Bản đồ dự báo nước biển dâng năm 2050
Bản đồ bên trái là những ước tính từ nghiên cứu trước đây. Bản đồ bên phải sử dụng dữ liệu mới từ Climate Central cho thấy năm 2050, gần như toàn bộ TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thuộc ĐBSCL có nguy cơ chìm dưới mức đỉnh triều cường.
Hơn 20 triệu người, gần 1/4 dân số Việt Nam, sẽ sống trong vùng có nguy cơ ngập lụt.
Ngoài ra, nhiều tỉnh phía Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình...) và miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Huế…) cũng chịu ảnh hưởng.
Dự báo đến năm 2050, 1/3 dân số Việt Nam có thể sống dưới mức đỉnh triều.
Trước thực trạng đó, việc xây dựng và triển khai các giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động của nước biển dâng là điều cần thiết và cấp bách đối với chính phủ và toàn xã hội.
Tìm hiểu thêm các hiện tượng khác:
Thực trạng nạn chặt phá rừng ở Việt Nam
Hoang mạc và sa mạc có gì khác nhau
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nước biển dâng
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nước biển tăng cũng là một chủ đề được nhiều người quan tâm và thảo luận.
ThoiTiet24h đã tổng hợp một vài nguyên nhân chính như:
-
Do băng tan, các sông băng tan chảy:
Sự nóng lên toàn cầu dẫn đến các lớp băng ở Bắc Cực và Nam Cực, khối rắn trên các sông băng trên núi bắt đầu tan chảy. Khi băng tan, nước chảy vào đại dương khiến mực nước Theo ước tính, nếu toàn bộ băng ở các sông băng và tảng băng lớn tan chảy, mực nước biển toàn cầu có thể tăng gần 70 mét. Trong đó, băng tan từ Greenland góp khoảng 7,2 mét, còn lại khoảng 61,1 mét đến từ Nam Cực.
Sự tan băng cũng làm thay đổi độ mặn và nhiệt độ nước biển, kéo theo sự xáo trộn của các dòng hải lưu, từ đó ảnh hưởng đến khí hậu toàn vùng.biển tăng lên.
-
Do nhiệt độ nước tăng gây giãn nở:
Hiện nay, do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu, nhiệt độ toàn cầu đã vượt mức trung bình 17°C. Riêng trong tháng 4/2023, nhiệt độ nước biển ghi nhận đạt 21,1°C.
Khi nước biển ấm lên, thể tích của nó giãn nở, kéo theo mực nước biển tiếp tục dâng cao.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nước biển dâng
Nước biển dâng gây ra hậu quả gì?
Hiện tượng nước biển dâng cao hơn so với mực nước trung bình gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người dân trên toàn thế giới.
Dưới đây là một số hậu quả của mực nước biển dâng:
-
Sự biến mất của các thềm lục địa, xâm nhập mặn:
Việc nước biển dâng cao làm cho đất đai các quốc gia tiếp giáp có nguy cơ sụt, lún, thậm chí là biến mất.
Khu vực Nam Trung Bộ nước ta hiện nay đang đối mặt với tình trạng mất dần diện tích trồng lúa nước vì xâm nhập mặn.
Điều này gây ảnh hưởng tới việc nuôi trồng, chăm sóc các giống cây tại địa phương.
Hiện tượng xâm nhập mặn gây ảnh hưởng đến nông nghiệp địa phương
-
Gia tăng nguy cơ lũ lụt:
Khu vực ĐBSCL ở Việt Nam nằm trong khu vực có nguy cơ ngập lụt cao. Nếu nước biển dâng 80cm thì 31.94% diện tích vùng có thể chìm trong nước, đặc biệt là tỉnh Cà Mau.
Vào mùa mưa, tình trạng ngập lụt có thể diễn ra thường xuyên hơn, gây ra tác động tiêu cực tới người dân ở đây.
Nước biển dâng cao dẫn đến hiện tượng nước biển dâng
-
Ảnh hưởng đến hệ sinh thái của đại dương:
Hiện tượng nước biển dâng cao so với mực nước trung bình có thể làm ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái của nhiều loài sinh vật dưới đại dương.
Hệ quả là hệ sinh thái biển bị suy thoái, đe dọa cân bằng tự nhiên.
Hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nước biển dâng
Biện pháp ngăn chặn hiện tượng nước biển dâng
Để giảm thiểu tác động của hiện tượng nước biển dâng lên ngày càng cao thì chúng ta cần thực hiện các biện pháp mang tính lâu dài và bền vững.
Một số giải pháp hiệu quả như:
-
Tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển
-
Xây dựng các công trình thủy lợi như đê cứng, đê bao, bờ bao để kiểm soát mực nước, đảm bảo chất lượng nguồn nước xâm nhập vào lãnh thổ
-
Tối ưu hóa các mô hình cụm dân cư an toàn để khi nước biển xâm lấn, cuộc sống của người dân không bị ảnh hưởng.
Tăng cường trồng rừng phòng vệ ven biển
Tạm Kết
Hiện tượng nước biển dâng gây ra những tác động không nhỏ tới cuộc sống con người và hệ sinh thái. Chúng ta cần nâng cao ý thức, trách nhiệm và chung tay thực hiện các biện pháp ngăn chặn tác động của hiện tượng cực đoan này. Theo dõi ThoiTiet24h để tìm hiểu chi tiết hơn.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *