Xâm Nhập Mặn Là Gì? Cách Ứng Phó, Làm Giàu Từ Xâm Nhập Mặn
Xâm nhập mặn là gì? Từ lâu thực trạng xâm nhập mặn đặc biệt là hạn mặn miền Tây luôn là vấn đề nhức nhối của nước ta. Điều nay gây ra nhiều vấn đề về cạn kiệt nguồn nước ngọt sinh hoạt, tưới tiêu và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Dù vậy, vẫn có khá nhiều người còn chủ quan và vô tình làm tăng tốc độ xâm nhập mặn.
Hiện tượng xâm nhập mặn là gì?
- Xâm nhập mặn là gì?
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn
- Hậu quả của xâm nhập mặn là gì?
- Hậu quả đối với chất lượng nước uống
- Hậu quả đối với nông nghiệp và thủy lợi
- Hậu quả đối với hệ sinh thái và đa dạng sinh học
- Giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn
- Lưu trữ nước ngọt và tiết kiệm nước
- Lắp hệ thống lọc nước mặn
- Chống mặn cho cây trồng và thủy sản
- Xu hướng phát triển cây trồng chịu mặn
- Nghiên cứu về cây trồng chịu mặn
- Bất ngờ cách làm giàu từ xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn là gì?
Xâm nhập mặn là hiện tượng hàm lượng muối trong đất vượt quá mức cho phép khi nước biển đi sâu lấn vào trong đất liền.
Điều này thường xảy ra trong các hiện tượng như triều cường, nước biển dâng hoặc khi nguồn nước ngọt bị cạn kiệt.
Nước biển chứa lượng lớn muối hòa tan vào trong đất liền, do kết cấu của đất cùng lượng nước ngọt thấp không đủ rửa trôi nên hàm lượng muối được giữ lại trong đất, dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn.
Hiện tượng xâm nhập mặn là gì
Hiện tượng xâm nhập mặn là kết quả của sự biến đổi khí hậu, xảy ra hàng năm và có thể dự báo trước.
Để giải quyết vấn đề nhức nhối này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về nguyên nhân, hậu quả và giải pháp ứng phó.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn
Vào mùa khô, lượng mưa ít thì hiện tượng xâm nhập mặn càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân dẫn đến xâm nhập mặn là gì? Có 4 nguyên nhân chính sau:
-
Biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu: Hiện tượng nóng lên toàn cầu dẫn đến việc tăng nhiệt độ của Trái Đất và dâng mực nước biển. Sự biến đổi này ảnh hưởng đến lượng mưa và hệ thống lưu trữ nước ngọt, làm gia tăng hiện tượng hạn mặn.
-
Tác động của con người: Các hoạt động sản xuất, khai thác tại các sông, suối làm thay đổi chế độ dòng chảy và sự gia tăng lũ lụt, sạt lở bờ sông càng làm suy giảm dòng chảy nước ngọt, góp phần thúc đẩy xâm nhập mặn.
-
Khai thác nguồn nước ngầm: Con người khai thác nguồn nước ngầm quá mức và không theo quy hoạch. Việc bổ sung cần thiết còn yếu kém khiến cho nguồn nước ngọt cạn kiệt, gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
-
Các hoạt động nhân tạo: Khai thác đất nông nghiệp, chặt phá rừng, xây dựng công trình thủy lợi dày đặc và sử dụng phân bón hóa học cũng tạo ra sự biến đổi cấu trúc đất, ảnh hưởng đến mực nước ngầm. Từ đó, gia tăng hiện tượng hạn mặn xâm lấn.
Có nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hạn mặn
Hậu quả của xâm nhập mặn là gì?
Hiện tượng xâm nhập mặn đem lại mối nguy hại lớn đến nguồn nước ngọt, ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống của chúng ta.
Hậu quả đối với chất lượng nước uống
Hậu quả đầu tiên dễ dàng nhận thấy của xâm nhập mặn là ảnh hưởng đến chất lượng nước uống.
Nồng độ muối tăng cao khiến con người khó có thể sử dụng được bởi nguy hiểm đến sức khỏe.
Ngoài ra, hàm lượng muối cao có thể ăn mòn hệ thống ống thoát nước, làm giảm chất lượng cơ sở hạ tầng.
Đối với những cộng đồng đang phụ thuộc vào hệ thống nước ngầm để sinh hoạt thì phải đối mặt với nhiều thách thức.
Trong một vài trường hợp, việc di dời trở thành biện pháp duy nhất khả thi, nhất là khi không có lựa chọn thay thế nguồn nước ngọt khác.
Hạn mặn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước
Hậu quả đối với nông nghiệp và thủy lợi
Nông nghiệp và thủy lợi là hai lĩnh vực sản xuất chịu tổn thất nặng nề từ hiện tượng hạn mặn. Cây trồng nhạy cảm với nồng độ muối cao trong đất, từ đó chậm phát triển, giảm năng suất thậm chí là không sinh trưởng được.
Sử dụng nước mặn trong tưới tiêu càng làm tăng tình trạng nhiễm mặn của đất, suy giảm khả năng tồn tại của đất nông nghiệp.
Người dân những vùng chịu ngập mặn, đặc biệt là hạn mặn miền Tây thường xuyên phải vật lộn với năng suất kém nhưng chi phí vận hành cao.
Về lâu dài, điều này dẫn đến khan hiếm lương thực, kéo nền kinh tế địa phương đi xuống.
Hạn mặn gây suy giảm năng suất cây trồng
Hậu quả đối với hệ sinh thái và đa dạng sinh học
Không chỉ tác động đến đời sống con người, xâm nhập mặn còn gây ra hệ quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái địa phương. Khi độ mặn trong nước tăng cao, nhiều loài thủy sinh không thích nghi được, gặp nhiều thách thức sinh tồn.
Điều này có thể phá vỡ chuỗi thức ăn, làm mất cân bằng hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Xâm nhập mặn có thể phá vỡ chuỗi thức ăn, mất cân bằng hệ sinh thái
Giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn
Đối phó với tình trạng xâm nhập mặn, người dân có thể thực hiện một số giải pháp đồng bộ và kịp thời sau.
Lưu trữ nước ngọt và tiết kiệm nước
Mỗi hộ gia đình và cơ sở sản xuất cần tiết kiệm nguồn nước ngọt sinh hoạt một cách tối đa, áp dụng việc tái sử dụng nước cho nhiều mục đích khác nhau.
Vào mùa mưa, cần lưu trữ nước để dùng vào mùa khô khi cần. Lưu ý vấn đề bảo quản nguồn nước để tránh hiện tượng nước ô nhiễm và bốc hơi và mùa khô.
Việc này có tác dụng duy trì nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu một cách phù hợp và hợp lý.
Lưu trữ nước vào mùa mưa
Xem thêm:
Lắp hệ thống lọc nước mặn
Bên cạnh việc lưu trữ và tiết kiệm nước ngọt, người dân cũng cần lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và tưới tiêu.
Hệ thống lọc nước này có khả năng loại bỏ các thành phần muối hòa tan trong nước, cung cấp nguồn nước ngọt đạt chuẩn.
Nước sau khi lọc sẽ tiếp tục được sử dụng phục vụ cho các nhu cầu người dân.
Hệ thống lọc nước mặn thành nước ngọt
Chống mặn cho cây trồng và thủy sản
Người dân cần thực hiện các biện pháp chống mặn hiệu quả cho cây trồng như ủ rơm rạ ở gốc cây để giữ ẩm cho cây.
Tối ưu năng suất cây trồng bằng cách trồng các loại cây thời vụ có khả năng chịu mặn cao như dừa, sapoche, me, nho (tùy giống).....
Đối với nuôi trồng thủy sản, người dân cần theo dõi độ mặn trong môi trường nuôi liên tục để xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc nuôi trồng phù hợp với tình trạng hạn mặn.
Lựa chọn giống thủy sản phù hợp cũng là 1 việc làm cần thiết.
Lựa chọn thời điểm và giống phù hợp với thực trạng xâm nhập mặn
Xu hướng phát triển cây trồng chịu mặn
Trong quá trình tiến hóa đã có nhiều loài thực vật tự biến đổi để sinh tồn trong môi trường nhiễm mặn.
Theo nghiên cứu, hiện nay có 3 loại cơ chế chính cây trồng biến đổi:
-
Khả năng chịu thẩm thấu: được điều chỉnh bởi các tín hiệu khoảng cách xa làm giảm sự phát triển của chồi và được kích hoạt trước khi tích lũy ion Na+ trong chồi;
-
Khả năng loại trừ ion: quá trình vận chuyển ion Na+ và ion Cl− trong rễ làm giảm sự tích tụ nồng độ độc hại của ion Na+ và ion Cl− trong lá;
-
Khả năng chịu đựng của mô: nơi nồng độ muối cao được tìm thấy trong lá nhưng được ngăn cách ở cấp độ tế bào và nội bào (đặc biệt là ở không bào).
Ba cơ chế chính chống chịu mặn mà cây trồng biến đổi
Dựa vào ba cơ chế chính trên mà ta cũng đưa ra được 3 giải pháp đối phó với vấn đề đất nông nghiệp nhiễm mặn:
-
Phát triển các loại thực vật hoang dã chịu mặn
-
Lựa chọn cây trồng chịu mặn tốt hơn
-
Sử dụng phương pháp chỉnh sửa gen nhằm tăng khả năng chịu mặn cho cây trồng.
Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức, nhưng các nghiên cứu cũng cho ra các kết quả tích cực,
Nghiên cứu về cây trồng chịu mặn
Độ mặn trong đất là yếu tố chính gây giảm thiểu năng suất cây trồng. Chính vì thế, Việt Nam đã nghiên cứu và phát triển một số giống cây trồng chịu mặn.
Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu hệ gen (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã thử nghiệm thành công việc sử dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới trên cây lúa chuẩn kháng mặn Đốc Phụng và cây lúa chuẩn nhiễm mặn IR28.
Điều này góp phần lớn trong việc hoàn thiện nghiên cứu và phát triển giống lúa chịu mặn ở Việt Nam.
Giống lúa được thử nghiệm về khả năng chịu mặn
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã trồng thử nghiệm một số loại rau có khả năng chịu mặn tại Cần Giờ, TP. Hồ CHí Minh và có những kết quả khả quan.
Những nghiên cứu, thử nghiệm trên là tín hiệu tích cực, tiền đề giúp nền nông nghiệp nước ta phát triển bền vững trước tác động của xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu toàn cầu.
Bất ngờ cách làm giàu từ xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn đem lại nhiều tác động tiêu cực đến đời sống người dân. Tuy nhiên, với bản tính chịu khó học hỏi và cần cù của người Việt Nam, đã có không ít người dân làm giàu thành công từ chính khó khăn này.
Ông Thái Đắc Trọng (39 tuổi, ngụ quận Ô Môn, TP Cần Thơ) hiện đang sở hữu hàng nghìn chậu cây xương rồng trồng trong nhà kính. Mỗi tháng, thu nhập của ông dao động 40-50 triệu đồng. Từ 10 chậu cây xương rồng giống mới từ Thái Lan, Trung Quốc, ông đã thuần dưỡng và nhân giống thành công, mở rộng sản xuất trên 1.000m2 đất.
Ông Nguyễn Văn Giao (73 tuổi, ngụ phường Tân Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) đã có quyết định thay đổi đúng đắn, chuyển từ trồng mít sang tre tứ quý. Đây là loại cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, chịu hạn tốt. Ngoài việc bán măng non, ông Giao còn bán thân cây tre già cho người nuôi dúi, lá tre cho 1 công ty ở Hà Nội. Điều này đem đến thu nhập tới 200 triệu mỗi năm cho ông Giao.
Trồng tre tứ quý đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân
Kinh tế của ông Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ huyện Bình Tân, Vĩnh Long) cũng khấm khá hơn từ việc trồng giống mận hồng MST - 1 giống cây ăn trái sinh trưởng tốt trong điều kiện khắc nghiệt.
Tạm kết
Xâm nhập mặn là gì? Giải pháp ứng phó với hạn mặn? ThoiTiet24h hi vọng thông qua những thông tin trên bạn đã nắm rõ được phần nào thực trạng và các biện pháp ứng phó hiệu quả với hiện tượng thiên nhiên cực đoan này.
9 Bình luận
Hạn mặn này chắc chủ yếu ở miền tây
Tham khảo ngay bài viết https://thoitiet24h.vn/han-man-mien-tay
Cách đo lường độ xâm nhập mặn như thees nào
Các chuyên gia đo lường độ xâm nhập mặn dựa trên hàm lượng muối có trong đất.
vượt lên nghixjh cảnh. làm giàu từ chính hạn mặn
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Nhưng tiếc là 100 người cũng chỉ 1 người thành công. Chứ còn nhiều người dân khổ sở vì nó
Cần nhân giống, tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm nhiều hơn cho ai cũng có thể làm giàu
Khó lắm
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *