Chỉ số AQI là gì & liên quan thế nào đến sức khỏe? Ý nghĩa các mức độ
Thời gian gần đây, những ngày chất lượng không khí kém, bầu trời mờ đục, bụi mịn gia tăng đã khiến sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy, chỉ số AQI – thước đo chất lượng không khí – ngày càng được quan tâm và nhắc đến nhiều hơn. Vậy chỉ số AQI là gì, nó phản ánh điều gì về môi trường sống của chúng ta? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Chỉ số chất lượng không khí AQI là gì?
- Chỉ số AQI là gì?
- Thang đo chỉ số chất lượng không khí AQI
- Ảnh hưởng của chất lượng không khí đến sức khỏe con người
- Đối với hệ hô hấp
- Đối với tim mạch
- Đối với quá trình sinh sản
- Đối với thận và một số cơ quan khác
- Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam
- Biện pháp hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
Chỉ số AQI là gì?
AQI là viết tắt của chỉ số gì? AQI (Air Quality Index) là chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày.
Nó được dùng như thước đo để đánh giá chất lượng không khí xung quanh chúng ta ô nhiễm hay sạch sẽ, nếu ô nhiễm thì mức độ thấp hay cao.
Chỉ số thời tiết AQI là gì?
EPA (The U.S. Environmental Protection Agency – Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ) tính toán chỉ số AQI dựa trên 5 thông số ô nhiễm môi trường phổ biến, bao gồm:
-
Ozone mặt đất: Các chất ô nhiễm từ xí nghiệp, xe cộ, nhà máy,... rồi phản ứng hóa học với ánh sáng mặt trời.
-
Ô nhiễm phân tử: Thường được đánh giá qua chỉ số bụi mịn PM 2.5 và PM 1.0. Các hạt bụi này đi vào đường hô hấp khi chúng ta hít thở.
-
Chỉ số carbon monoxide, sulfur dioxide, nitrogen dioxide
Thang đo chỉ số chất lượng không khí AQI
Mỗi quốc gia trên thế giới có thang đo chỉ số chất lượng không khí riêng. Dưới đây là thang đo chỉ số AQI:
Chỉ số AQI là gì và cách tính
Theo đó, mục 3 Hướng dẫn Kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1459/QĐ-TCMT 2019 quy định Bảng các mức chỉ số chất lượng không khí Việt Nam tương ứng ảnh hưởng tới sức khỏe như sau:
Giá trị AQI |
Mức độ ô nhiễm không khí |
Ý nghĩa sức khỏe |
0 - 50 |
Tốt |
Chất lượng không khí tốt, không ảnh hưởng tới sức khỏe |
51 - 100 |
Trung bình |
Chất lượng không khí ở mức chấp nhận được; tuy nhiên, đối với một số chất gây ô nhiễm, có thể gây mối lo ngại về sức khỏe ở mức độ vừa phải đối với những người nhạy cảm (người già, trẻ em, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch…) |
101 - 150 |
Kém |
Những người nhạy cảm gặp phải các vấn đề về sức khỏe, những người bình thường ít ảnh hưởng. |
151 - 200 |
Xấu |
Những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. |
201 - 300 |
Rất xấu |
Cảnh báo hưởng tới sức khỏe: mọi người bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng hơn. |
301 - 500 |
Nguy hại |
Cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe: Toàn bộ dân số bị ảnh hưởng tới sức khỏe tới mức nghiêm trọng. |
Ảnh hưởng của chất lượng không khí đến sức khỏe con người
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết ước tính khoảng 99% dân số thế giới đang sống tại những khu vực không đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng không khí.
Ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai toàn cầu, cướp đi sinh mạng của 7 triệu người mỗi năm.
Vậy chỉ số AQI là gì và có tác động như thế nào? Cùng tìm hiểu cụ thể những ảnh hưởng của vấn đề này đối với sức khỏe để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình.
Đối với hệ hô hấp
Không khí ô nhiễm chứa bụi mịn (PM2.5), khí NO₂, SO₂ và các hợp chất độc hại khác có thể trực tiếp xâm nhập vào hệ hô hấp.
Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản và thậm chí ung thư phổi.
Ảnh hưởng đối với hệ hô hấp
Người già, trẻ em và những người có sẵn bệnh lý hô hấp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài.
Ngoài ra, tình trạng khó thở, ho kéo dài và đau rát cổ họng cũng dễ xuất hiện ngay cả ở những người khỏe mạnh.
Đối với tim mạch
Các hạt bụi siêu nhỏ có thể đi sâu vào máu, gây viêm nhiễm, làm xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ, tăng huyết áp.
Những người có tiền sử bệnh tim sẽ dễ bị biến chứng nặng hơn khi thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mỗi đợt ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng đều kéo theo số ca nhập viện vì tim mạch gia tăng rõ rệt.
Đối với quá trình sinh sản
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới quá trình sinh sản
Ô nhiễm không khí cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ.
Các chất ô nhiễm trong không khí làm giảm chất lượng tinh trùng, gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng ở phụ nữ.
Phụ nữ mang thai hít phải không khí ô nhiễm có nguy cơ cao sinh non, thai nhi nhẹ cân hoặc mắc dị tật bẩm sinh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai mà còn gây hệ lụy lâu dài cho sức khỏe thế hệ sau.
Đối với thận và một số cơ quan khác
Các nghiên cứu cho thấy những người sống trong môi trường ô nhiễm có nguy cơ cao bị suy giảm chức năng thận, tăng khả năng mắc bệnh thận mãn tính.
Không những vậy, gan, da và hệ thần kinh cũng dễ bị tổn thương do các độc tố trong không khí gây viêm nhiễm, phá vỡ cấu trúc tế bào và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Tình trạng tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm khiến cơ thể dễ dàng rơi vào trạng thái stress oxy hóa, ảnh hưởng toàn diện đến sức khỏe.
Những tác động nghiêm trọng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe
Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Thời gian gần đây, Thủ đô Hà Nội và TP.HCM thường xuyên ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí nặng thuộc top đầu thế giới.
Bầu trời mờ đục, không khí đặc quánh bụi mịn, chỉ số AQI thậm chí ở mức nguy hại.
Chẳng hạn như số liệu từ hệ thống quan trắc IQAir vào ngày 20/2/2025 ghi nhận chỉ số AQI của Hà Nội đứng đầu thế giới, chạm ngưỡng 227.
Đây là mức rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già và những người mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.
Tình trạng ô nhiễm ở Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm tại TP.HCM cũng không hề khả quan. Ví dụ vào ngày 22/2, nồng độ PM 2.5 đạt mức 72 µg/m³, cao gấp 14 lần so với khuyến cáo của WHO.
Chỉ số AQI của thành phố quanh mức 164 với mật độ phương tiện giao thông đông đúc. Một số tuyến đường như Điện Biên Phủ, Cộng Hòa thường xuyên chìm trong khói bụi.
Biện pháp hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
Nếu bạn đã nắm rõ chỉ số AQI là gì thì dưới đây là một số biện pháp để bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng nghiêm trọng.
-
Đeo khẩu trang chuyên dụng (N95, N99) khi ra ngoài, đặc biệt vào những ngày chất lượng không khí xấu.
-
Hạn chế các hoạt động ngoài trời trong thời gian ô nhiễm cao, đặc biệt với trẻ em, người già và người có bệnh nền.
-
Sử dụng máy lọc không khí trong nhà để cải thiện chất lượng không khí trong không gian sống. Đây cũng là một mẹo làm sạch bụi trong nhà đơn giản nhưng hiệu quả.
-
Theo dõi chỉ số không khí tại ThoiTiet24h thường xuyên qua các ứng dụng hoặc trang web uy tín để chủ động bảo vệ sức khỏe.
Theo dõi chất lượng không khí tại ThoiTiet24h
-
Trồng nhiều cây xanh trong nhà và xung quanh khu vực sinh sống để giúp thanh lọc không khí.
-
Đóng cửa sổ vào những lúc chỉ số ô nhiễm ngoài trời cao để hạn chế bụi bẩn, khí độc xâm nhập vào nhà.
-
Bảo dưỡng xe cộ định kỳ và hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, ưu tiên phương tiện công cộng, đi bộ hoặc đi xe đạp khi có thể.
-
Ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (như vitamin C, E) để tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Thường xuyên đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe
Tạm kết
Chỉ số AQI là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với sức khỏe? Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình, đừng quên thường xuyên kiểm tra chỉ số không khí cập nhật nhanh chóng tại ThoiTiet24h nhé!
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *