Bầu khí quyển là gì? Hé lộ bí mật về lớp bảo vệ sự sống Trái Đất
Chúng ta hít thở mỗi ngày mà ít khi nghĩ đến bầu khí quyển là gì và vì sao nó lại quan trọng đến thế. Thực tế, bầu khí quyển chính là lớp không khí bao quanh Trái Đất, giúp duy trì sự sống, điều hòa nhiệt độ và bảo vệ hành tinh khỏi tác hại từ vũ trụ. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bầu khí quyển qua bài viết này nhé!
Bầu khí quyển nghĩa là gì?
- Bầu khí quyển là gì?
- Cấu trúc của tầng khí quyển
- Tầng đối lưu
- Tầng bình lưu
- Tầng trung lưu
- Tầng nhiệt
- Tầng ngoại vi
- Sự tiến hóa của khí quyển Trái Đất
- Bầu khí quyển có tác dụng gì?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu bầu khí quyển biến mất?
- Không có mưa
- Không có âm thanh
- Không có đại dương
- Thay đổi nhiệt độ
- Các loài động, thực vật sẽ biến mất
Bầu khí quyển là gì?
Bầu khí quyển là một lớp không khí bao quanh Trái Đất. Nó gồm một số loại khí như (78%), oxy (21%), argon (0,93%), carbon dioxide, helium, hydro, và các loại khí khác.
Bầu khí quyển là một phần không thể thiếu của Trái Đất bởi nó góp phần tạo ra môi trường sống cho con người và những loài sinh vật khác.
Đặc biệt, bầu khí quyển luôn được giữ ở phía trên chúng ta nhờ lực hấp dẫn.
Bầu khí quyển của Trái Đất là gì?
Cấu trúc của tầng khí quyển
Bầu khí quyển của Trái Đất được chia thành 5 tầng, bao gồm: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu, tầng nhiệt và tầng ngoại vi.
Tầng đối lưu
Đây là tầng thấp nhất của khí quyển, nơi chúng ta sinh sống và diễn ra hầu hết các hiện tượng thời tiết như mưa, gió, mây. Tầng này kéo dài khoảng 8–15 km từ mặt đất lên trên.
Nhiệt độ ở tầng đối lưu giảm dần theo độ cao. Đây cũng là nơi tập trung phần lớn không khí và độ ẩm của Trái Đất.
Tầng đối lưu của bầu khí quyển
Tầng bình lưu
Nằm ngay phía trên tầng đối lưu, tầng bình lưu kéo dài từ khoảng 15 đến 50 km. Điểm đặc biệt ở tầng này là sự hiện diện của lớp ozon, giúp hấp thụ tia cực tím từ Mặt Trời và bảo vệ sự sống.
Khác với tầng đối lưu, nhiệt độ tại đây lại tăng dần theo độ cao.
Đọc thêm: Thủng tầng ozone là gì?
Tầng trung lưu
Tầng trung lưu nằm trong khoảng 50 đến 85 km so với mặt đất. Đây là nơi lạnh nhất trong khí quyển, với nhiệt độ có thể xuống dưới -90°C.
Tầng này đóng vai trò như một “lá chắn” giúp đốt cháy phần lớn các thiên thạch nhỏ khi chúng lao vào Trái Đất.
Tầng nhiệt
Bầu khí quyển bao nhiêu tầng?
Tầng nhiệt nằm từ khoảng 85 đến 600 km. Tại đây, nhiệt độ tăng mạnh do sự hấp thụ bức xạ mặt trời.
Dù nhiệt độ cao, nhưng không khí ở tầng này rất loãng. Hiện tượng cực quang tuyệt đẹp ở các vùng cực cũng diễn ra tại tầng khí quyển này.
Tầng ngoại vi
Tầng ngoại vi là lớp ngoài cùng của khí quyển, bắt đầu từ khoảng 600 km và dần loãng ra đến khi tiếp giáp với không gian vũ trụ.
Tầng này chứa rất ít phân tử khí và chủ yếu là nơi hoạt động của các vệ tinh nhân tạo. Đây cũng là ranh giới cuối cùng giữa Trái Đất và không gian.
Dưới đây là tổng quan về 5 tầng của bầu khí quyển:
Tầng khí quyển |
Độ cao (km) |
Chức năng |
Tầng đối lưu |
8 - 15 |
Điều hòa khí hậu, hỗ trợ sự sống |
Tầng bình lưu |
15 – 50 |
Bảo vệ khỏi tia cực tím, duy trì nhiệt độ ổn định |
Tầng trung lưu |
50 – 85 |
Đốt cháy thiên thạch, bảo vệ bề mặt Trái Đất |
Tầng nhiệt |
85 – 600 |
Tương tác với gió Mặt Trời, tạo ra cực quang |
Tầng ngoại vi |
600 – 10.000 |
Chuyển tiếp giữa khí quyển và không gian vũ trụ |
Sự tiến hóa của khí quyển Trái Đất
Sự tiến hóa của khí quyển Trái Đất là một quá trình phức tạp và kéo dài hàng tỷ năm.
Ban đầu, bầu khí quyển nguyên thủy chủ yếu gồm heli và hidro, nhưng đã bị tiêu tán bởi nhiệt độ cao từ Mặt Trời và Trái Đất nóng chảy.
Khoảng 3,5 tỷ năm trước, khi bề mặt Trái Đất nguội đi, núi lửa phun trào tạo nên "bầu khí quyển thứ hai" chứa nhiều điôxít cacbon và hơi nước. Tuy nhiên nhờ hiệu ứng nhà kính, Trái Đất không bị đóng băng trong giai đoạn này.
Quá trình tiến hóa của khí quyển Trái Đất
Dần dần, nước ngưng tụ thành đại dương, hấp thụ CO₂, và vi khuẩn lam bắt đầu quang hợp, tạo ra oxy. Sự xuất hiện của thực vật sau đó giúp tăng lượng oxy, giảm CO₂ và hình thành lớp ozon bảo vệ sự sống.
Đây là "bầu khí quyển thứ ba", gần giống với bầu khí quyển hiện nay.
Đọc thêm: Xích đạo là gì?
Bầu khí quyển có tác dụng gì?
Bầu khí quyển là gì và có vai trò to lớn như thế nào? Đây là lớp vỏ Trái Đất giúp duy trì sự sống và hỗ trợ các hoạt động thường ngày của con người.
-
Bảo vệ Trái Đất khỏi tia UV – tia cực tím từ Mặt Trời (Bài viết liên quan: Chỉ số UV là gì?)
-
Điều hòa nhiệt độ và duy trì sự sống
Vai trò của bầu khí quyển
-
Truyền sóng radio và hỗ trợ các hoạt động như dịch vụ truyền hình vệ tinh, Internet và GPS.
-
Tạo ra và duy trì các hiện tượng thời tiết
-
Giảm thiểu tác động của thiên thạch
Điều gì sẽ xảy ra nếu bầu khí quyển biến mất?
Nếu bầu khí quyển biến mất, Trái Đất sẽ trở nên hoàn toàn khác biệt và không còn duy trì được sự sống như hiện nay. Dưới đây là những điều sẽ xảy ra nếu không còn bầu khí quyển:
Không có mưa
Bầu khí quyển là nơi diễn ra vòng tuần hoàn của nước, bao gồm quá trình bốc hơi, ngưng tụ và mưa.
Nếu khí quyển biến mất, không còn mây hay hơi nước, đồng nghĩa với việc mưa sẽ không còn xảy ra. Điều này khiến đất đai khô cằn, sông hồ cạn kiệt và sự sống không thể duy trì.
Trái Đất sẽ không có mưa nếu không có bầu khí quyển
Không có âm thanh
Âm thanh lan truyền qua không khí, vậy nên nếu không còn bầu khí quyển, mọi thứ sẽ trở nên hoàn toàn im lặng.
Dù bạn có hét lớn đến đâu, người khác cũng không thể nghe thấy vì không có môi trường để âm thanh truyền đi.
Không có đại dương
Bầu khí quyển giúp duy trì áp suất cần thiết để nước tồn tại ở dạng lỏng.
Nếu mất đi lớp khí bao phủ, nước trên bề mặt Trái Đất sẽ bốc hơi vào không gian. Các đại dương sẽ biến mất, kéo theo hệ sinh thái biển cũng không thể tồn tại.
Thay đổi nhiệt độ
Điều gì sẽ xảy ra nếu bầu khí quyển biến mất?
Bầu khí quyển đóng vai trò như một lớp chăn giữ ấm Trái Đất vào ban đêm và che chắn khỏi bức xạ quá mạnh vào ban ngày. Nếu không có nó, nhiệt độ ban ngày sẽ tăng cao ngột ngạt, trong khi ban đêm lại lạnh buốt.
Sự chênh lệch khắc nghiệt này khiến điều kiện sống trở nên không thể chịu nổi.
Các loài động, thực vật sẽ biến mất
Không khí là điều kiện sống thiết yếu của mọi sinh vật trên Trái Đất. Không có oxy, động vật và con người không thể hô hấp. Không có khí CO₂, thực vật không thể quang hợp.
Đọc thêm: Dòng hải lưu là gì?
Tạm kết
Tóm lại bầu khí quyển là gì? Nó không chỉ bảo vệ sự sống mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự cân bằng nhiệt độ và điều kiện sống trên Trái Đất. Việc hiểu rõ về cấu trúc và chức năng của bầu khí quyển sẽ giúp chúng ta nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *